Thủ tục Hải Quan Cảng biển

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

- Cơ sở pháp lý thực hiện thủ tục đã được sửa đổi, bổ sung năm 2005, Nghị định số 154/2005/NĐ-CP,Thông tư số 79/2009/TT-BTC, Quyết định số 1582/QĐ-TCHQ….I. Nguyên tắc tiến hành thủ tục

hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, quản lý thuế1. Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải

quan, quản lý thuế được thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Điều 3 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP

ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan;

Điều 4 Luật quản lý thuế.

2. Cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu,

nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trên cơ sở kết quả phân

tích thông tin, đánh giá quá trình chấp hành pháp luật của người khai hải quan, người nộp thuế;

có ưu tiên và tạo thuận lợi đối với chủ hàng chấp hành tốt pháp luật về hải quan theo quy định tại

Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP.

3. Hình thức và mức độ kiểm tra được xác định cụ thể trên cơ sở:

a) Kết quả phân tích thông tin, đánh giá mức độ rủi ro trong quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

b) Thông tin về dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan;

c) Lựa chọn ngẫu nhiên để đánh giá mức độ tuân thủ của đối tượng quản lý hải quan.

Việc áp dụng quản lý rủi ro thực hiện theo quy định tại Quyết định số 48/2008/QĐ-BTC ngày 4 tháng

7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, quy định áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải

quan.

4. Chủ hàng chấp hành tốt pháp luật về hải quan là người đáp ứng các điều kiện:

a) Có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong thời gian ba trăm sáu mươi lăm ngày tính đến ngày đăng

ký tờ khai hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu được cơ quan hải quan xác định là:

a.1) Không bị xử lý về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;

a.2) Không bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế;

a.3) Không quá hai lần bị xử lý về các hành vi vi phạm khác về hải quan (bao gồm cả hành vi khai sai

dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn) với mức phạt tiền

vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành

chính;

b) Không còn nợ thuế quá hạn quá chín mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế tại thời điểm đăng

ký tờ khai hải quan;

c) Thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

5. Người nộp thuế đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 4 điều 42 Luật Quản lý thuế là người:

a) Có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong thời gian ít nhất là ba trăm sáu lăm ngày tính đến ngày

đăng ký tờ khai hải quan;

b) Chấp hành tốt pháp luật về hải quan nêu tại khoản 4 Điều này;

c) Không còn nợ tiền thuế quá hạn, không còn nợ tiền phạt tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.

6. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hàng đã nhiều lần vi phạm pháp luật về hải quan bị áp

dụng mức độ kiểm tra quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP.

Chủ hàng nhiều lần vi phạm pháp luật về hải quan là người xuất khẩu, nhập khẩu trong thời gian ba

trăm sáu mươi lăm ngày tính đến ngày đăng ký tờ khai hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu

đã ba lần bị xử lý về hành vi vi phạm hành chính về hải quan (bao gồm cả hành vi khai sai dẫn đến

thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn), với mức phạt tiền mỗi lần vượt

thẩm quyền xử phạt của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm

hành chính hoặc đã một lần bị xử phạt vi phạm hành chính về hải quan với mức phạt vượt thẩm quyền

xử phạt của Cục trưởng Cục Hải quan.

II. Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan, người nộp thuế; trách nhiệm và quyền hạn

của cơ quan hải quan, công chức hải quan

1. Người khai hải quan, người nộp thuế thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 23 Luật

Hải quan; Điều 6, Điều 7, Điều 30 Luật Quản lý thuế; Điều 56 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP; Điều 4

Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành

Luật Quản lý thuế.

2. Người khai hải quan, người nộp thuế phải xác nhận, ký tên, đóng dấu vào các chứng từ, tài liệu do

mình lập thuộc hồ sơ hải quan, hồ sơ khai bổ sung, hồ sơ thanh khoản, hồ sơ quyết toán thuế, hồ sơ

xét miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, hồ sơ đề nghị xử lý tiền thuế nộp thừa, hồ sơ đề

nghị gia hạn nộp thuế, hồ sơ đề nghị xoá nợ tiền thuế, tiền phạt, các giấy tờ là bản sao, bản dịch, hồ sơ

khác nộp cho cơ quan hải quan theo hướng dẫn tại Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật

về tính chính xác, trung thực và hợp pháp của các giấy tờ đó.

3. Cơ quan hải quan, công chức hải quan thực hiện trách nhiệm và quyền hạn quy định tại Điều 27 Luật

Hải quan; Điều 8, Điều 9 Luật Quản lý thuế; Điều 57 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP.

4. Cơ quan hải quan có thể xem xét, chấp thuận việc kiểm tra thực tế và thông quan hàng hóa ngoài giờ

hành chính trên cơ sở đăng ký trước bằng văn bản của người khai hải quan và điều kiện thực tế của mình.

5. Phối hợp giữa cơ quan hải quan và người khai hải quan, người nộp thuế

a) Cơ quan hải quan có trách nhiệm hướng dẫn thủ tục hải quan, cung cấp thông tin, tài liệu, công khai

các thủ tục hải quan, thủ tục thuế để người khai hải quan, người nộp thuế thực hiện đúng các quy định

của pháp luật hải quan, pháp luật thuế, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo đúng quy định của

pháp luật.

b) Người khai hải quan, người nộp thuế có trách nhiệm cung cấp kịp thời cho cơ quan hải quan những

thông tin liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập

cảnh, quá cảnh, về vi phạm pháp luật hải quan nhằm góp phần bảo đảm môi trường cạnh tranh lành

mạnh trong thương mại.

c) Việc phối hợp, trao đổi cung cấp thông tin giữa cơ quan hải quan với người khai hải quan, người nộp

thuế có thể thực hiện thông qua biên bản ghi nhớ để bảo đảm tuân thủ nghĩa vụ, trách nhiệm của các

bên tham gia ký kết.

III. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại qua cảng biển

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại quy định tại mục 1 chương II Nghị định số 154/2005/NĐ-CP

bao gồm:

1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa;

2. Hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất;

3. Hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu;

5. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện các dự án đầu tư;

6. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhằm mục đích thương mại của tổ chức (không có mã số thuế, mã số

kinh doanh xuất nhập khẩu), của cá nhân;

7. Hàng hóa tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập dự hội chợ, triển lãm;

12. Hàng tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải phục vụ thi công

công trình, phục vụ các dự án đầu tư, là tài sản đi thuê, cho thuê.

IV. Xem hàng hóa trước khi khai hải quan

Việc xem hàng hóa trước khi khai hải quan quy định tại điểm b khoản 1 Điều 23 Luật Hải quan được thực

hiện như sau:

1. Chủ hàng có đơn đề nghị xem hàng hóa trước khi làm thủ tục hải quan gửi người đang giữ hàng hóa,

đồng thời thông báo cho Chi cục Hải quan để giám sát theo quy định.

2. Việc xem trước hàng hóa phải được sự chấp thuận của người đang giữ hàng hóa và chịu sự giám sát của

cơ quan hải quan.

3. Khi xem trước hàng hóa, người giữ hàng hóa phải lập biên bản chứng nhận, có xác nhận của người đang

giữ hàng hóa, chủ hàng và công chức hải quan giám sát.

4. Hải quan niêm phong hàng hóa sau khi chủ hàng xem hàng hóa.

V. Khai hải quan

1. Việc khai hải quan (bao gồm cả khai thuế khi làm thủ tục hải quan) được thực hiện theo mẫu Tờ khai hải

quan.

Đối với hàng hóa nhập khẩu, khai hải quan được thực hiện trước hoặc trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ

ngày hàng hóa đến cửa khẩu. Ngày hàng hóa đến cửa khẩu là ngày ghi trên dấu của cơ quan hải quan đóng

lên bản khai hàng hóa (bản lược khai hàng hóa) trong hồ sơ phương tiện vận tải nhập cảnh đường biển

hoặc ngày ghi trên tờ khai phương tiện vận tải qua cửa khẩu hoặc sổ theo dõi phương tiện vận tải.

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo các loại hình khác nhau và/hoặc có thời hạn nộp thuế khác nhau thì

phải khai trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khác nhau theo từng loại hình tương ứng hoặc từng

thời hạn nộp thuế tương ứng.

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện được giảm mức thuế suất so với quy định thì khi khai thuế suất

phải khai cả mức thuế suất trước khi giảm và tỷ lệ phần trăm giảm. Ví dụ: mặt hàng lốp và bộ săm lốp ô tô

cỡ từ 900-20 trở lên thuộc diện được giảm 50% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng theo hướng dẫn tại

Thông tư số 13/2009/TT-BTC ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện giảm

thuế giá trị gia tăng đối với một số hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp kinh doanh gặp khó khăn; khi khai

hải quan tại cột thuế suất phải ghi đầy đủ là: 10% x 50%.

2. Trách nhiệm của người khai hải quan, người nộp thuế trong việc khai hải quan và sử dụng hàng hóa

theo mục đích kê khai:

a) Tự kê khai đầy đủ, chính xác, trung thực các yếu tố làm căn cứ tính thuế hoặc miễn thuế, xét miễn thuế,

xét giảm thuế, xét hoàn thuế, không thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá

trị gia tăng;

b) Tự xác định, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai số tiền thuế phải nộp, được miễn thuế, xét

miễn thuế, xét giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt,

thuế giá trị gia tăng theo đúng quy định của pháp luật;

c) Sử dụng đúng mục đích đối với hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, được miễn thuế, xét miễn

thuế, hoàn thuế, không thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng.

Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hình thức xuất khẩu, nhập khẩu uỷ thác, đấu thầu thì

người uỷ thác, mời thầu xuất khẩu, nhập khẩu có trách nhiệm sử dụng đúng mục đích hàng hóa theo qui

định tại điểm c Khoản này.

3. Đối với hàng hóa đã được xác định thuộc đối tượng không chịu thuế hoặc đã được miễn thuế, xét miễn

thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng nhưng thay đổi mục đích sử

dụng hoặc được phép thay đổi mục đích sử dụng (đối với trường hợp phải có sự cho phép thay đổi mục đích sử dụng của cơ quan có thẩm quyền) thì xử lý như sau:

a) Người nộp thuế phải có văn bản thông báo với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu

hàng hóa về số lượng, chất lượng, chủng loại… hàng hóa dự kiến sẽ thay đổi mục đích sử dụng;

b) Trong thời hạn mười ngày kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của người nộp thuế, cơ quan hải

quan có trách nhiệm kiểm tra, xác định thực tế hàng hóa do người nộp thuế thông báo dự kiến chuyển đổi

mục đích sử dụng. Người nộp thuế chỉ được chuyển đổi mục đích sử dụng sau khi cơ quan hải quan kiểm

tra, xác định thực tế hàng hóa;

c) Chậm nhất trong thời hạn mười ngày kể từ ngày thực tế chuyển đổi mục đích sử dụng, người nộp thuế

có trách nhiệm kê khai số tiền thuế phải nộp, số tiền phạt chậm nộp (nếu có) theo quy định của pháp luật

với cơ quan hải quan theo mẫu 01 Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Người nộp thuế có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế, tiền phạt chậm nộp, tiền phạt vi phạm hành chính

(nếu có) cho hàng hóa đã được xác định không thuộc đối tượng chịu thuế hoặc đã được miễn thuế, xét

miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng nhưng sau đó thay đổi

mục đích sử dụng trong thời hạn theo hướng dẫn tại điểm h khoản 3 Điều 18 Thông tư này;

e) Trường hợp người nộp thuế thay đổi mục đích sử dụng nhưng không có văn bản thông báo với cơ quan

hải quan hoặc kê khai quá thời hạn quy định hoặc không tự giác kê khai với cơ quan hải quan, cơ quan hải

quan hoặc cơ quan chức năng khác kiểm tra, phát hiện thì bị ấn định số tiền thuế, tiền phạt phải nộp và

tuỳ theo hành vi, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành. Người nộp thuế có trách nhiệm nộp

đủ số tiền thuế còn thiếu và số tiền phạt (nếu có) theo quyết định của cơ quan hải quan.

 

Nguồn: http://www.haiquan.hochiminhcity.gov.vn/web/haiquan/thutuchq/cangbien/kinhdoanh/tttt

1727 views