32 câu hỏi và trả lời liên quan đến vướng mắc thuế xuất nhập khẩu

I/ Nợ thuế và xác nhận nợ thuế, hoàn thuế:

 

Câu 1: Công ty tôi có trụ sở chính ở Tp.Hồ Chí Minh. Nay công ty muốn làm đơn xác nhận không nợ thuế. Vậy bên tôi phải nộp đơn xác nhận cho Cục Hải quan TpHCM hay Tổng cục Hải quan ở Hà Nội ?

Trả lời : Qui định tại điều 140 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 có hiệu lực từ ngày 01/4/2015quy định về thủ tục Hải quan; Kiểm tra giám sát hải quan; Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau: “ khi có nhu cầu xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế (bao gồm xác nhận số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản đã nộp khác và/hoặc số tiền thuế đã nộp ngân sách nhà nước), người nộp thuế hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản đề nghị xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế gửi Tổng cục Hải quan”

Đề nghị Doanh nghiệp có văn bản gửi Tổng Cục Hải quan để được xác nhận

Đ/c chỉ TCHQ:

TỔNG  CỤC HẢI QUAN

Lô E3 – Đường Dương Đình Nghệ

Phường Yên Hoà – Quận Cầu Giấy – Hà Nội..

 

Câu 2: Công ty chúng tôi cần tra cứu các Tờ khai Hải quan đã được thông quan nhưng chưa đóng lệ phí (20.000 đ/ bộ)

 

Trả lời: Để biết thông tin nợ thuế của doanh nghiệp, bạn đọc có thể tiến hành tra cứu tại mục TRA CỨU NỢ THUẾ trên Cổng thông tin điện tử Hải quan theo đường link: http://www.customs.gov.vn/SitePages/TraCuuNoThue.aspx.

Điền các thông tin yêu cầu (Mã số doanh nghiệp, số chứng minh thư,…) và kích chuột vào “Xem Thông Tin”.

 

Câu3 : Ngày 16/12/2014 Chúng tôi đã yêu cầu ngân hàng thực hiện điện điều chỉnh số tờ khai đúng với KBNN của HQ KV1. Đã có điện điều chỉnh của ngân hàng và chúng tôi cũng đã nhập xong lô hàng đó.

 

Tuy nhiên, hôm nay, khi chúng tôi thực hiện nhập 1 lô hàng khác tại HQ KV3 thì hải quan báo chúng tôi còn nợ thuế lô hàng trên và không thể thực hiện nhập lô hàng này khi chưa giải quyết nợ thuế của tờ khai cũ.

 

Tôi liên hệ ngân hàng thì ngân hàng nói đã chuyển hết điện và chứng từ cho Kho bạc phía HQ KV 1 rồi.

Tôi liên hệ HQ KV1 thì họ yêu cầu tôi phải đem Giấy nộp tiền lên gặp trực tiếp để giải quyết, không cần quan tâm có làm điều chỉnh hay chưa với ngân hàng.

 

Tôi không biết HQ KV 1 làm việc như vậy có đúng không? Có phải là hành DN quá không khi Cty tôi ở rất xa cơ quan HQ. Mà tôi thiết nghĩ, nếu cán bộ HQ muốn xem giấy nộp tiền thì tôi có thể gửi qua mail hay fax mà!

 

Trả lời: Việc điều chỉnh sai sót trong quá trình kê khai nộp thuế được qui định tại Điểm 7 “Kiểm tra, đối chiếu và xử lý” Phần B Thông tư 128/2008/TT-BTC ngày 24/12/2008 “Hướng dẫn thu và quản lý các khỏan thu ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước” . Doanh nghiệp đã chưa thực hiện đúng qui định.
Đề nghị Doanh nghiệp lập thủ tục điều chỉnh theo đúng qui định nêu trên. Trường hợp có khó khăn vướng mắc đề nghị liên hệ Chi cục Hải quan Khu vực 1 để được hướng dẫn.

 

Câu 4: Chúng tôi có nhập khẩu lô hàng từ nước ngoài đã về đến cảng Hồ Chí Minh và Chúng tôi muốn xuất khẩu để bán lô hàng đến nước thứ ba  ngay tại cảng Tp. Hồ Chí Minh (Hàng nhập khẩu chưa mang về kho).

Chúng tôi muốn hỏi rằng: Chúng tôi có được hoàn thuế nhập khẩu không ? sau khi đã xuất khẩu bán sang nước thứ ba.

Trả lời: Các trường hợp hoàn thuếđược qui tại Điều 114 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 có hiệu lực từ ngày 01/4/2015“Quy định về thủ tục Hải quan; Kiểm tra giám sát hải quan; Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”.

 

Câu 5: Khách hàng có mua 1 lô hàng hải sản của Cty , nay muốn trả lại lô hàng này để về tái chế sau đó xuất đi lại, nhưng lô hàng đã quá hạn 365 ngày kể từ khi xuất hàng. Xin hỏi Cty chúng tôi có được hoàn thuế, không thu thuế nhập khẩu cho lô hàng này không? Xin Cảm ơn

Trả lời: Trường hợp theo trình bày của công ty được hoàn thuế theo các qui định sau:

Điều 114: Các trường hợp hoàn thuế

Điều 121:  Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam

Của Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 có hiệu lực từ ngày 01/4/2015  quy định về thủ tục Hải quan; Kiểm tra giám sát hải quan; Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập.

 

Câu 6: Xin quý cơ quan cho chúng tôi hỏi lệ phí hải quan sẽ được nộp theo tháng, sẽ không nộp theo từng tờ khai nữa. Như vậy, có ảnh hưởng tới việc chậm nộp thuế của doanh nghiệp không? Vì cty chúng tôi mở tờ khai nhập từ tháng 10 đến nay lô hàng nào hệ thống Vnaccs cũng phân kiểm hóa 100%. Kính mong quý cơ quan hải quan giúp đỡ.

Trả lời: Doanh nghiệp được chọn hình thức nộp lệ phí thủ tục hải quan: theo tờ khai, theo tháng….Nợ lệ phí hải quan không ảnh hưởng đền thời hạn nộp thuế của tờ khai. Điều 45 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 có hiệu lực từ ngày 01/4/2015quy định về thủ tục Hải quan; Kiểm tra giám sát hải quan; Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập.

 

Câu 7: Do sự nhầm lẫn trong việc nộp tiền vào ngân sách nhà nước, công ty chúng tôi đã nộp tiền thuế phạt chậm nộp , số tiền :5,543,570 VNĐ cho tờ khai số : 49106/NKD ngày 17/04/2013 vào số tài khoản 7111.02.995342 của Chi Cục Hải Quan cảng Cát Lái ,thay vì nộp vào Tiểu Mục 4912 chúng tôi nộp nhầm vào Tiểu Mục 4254. Kính mong quý cơ quan hướng dẫn  cho chúng tôi cần làm những gì để được hoàn thuế do nộp nhầm tiểu mục.

Trả lời: Theo trình bày của Doanh nghiệp thì trường hợp của doanh nghiệp là Hoàn tiền thuế do nộp nhầm Thủ tục, hồ sơ hòan thuế được qui định tại Điều 49 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 có hiệu lực từ ngày 01/4/2015quy định về thủ tục Hải quan; Kiểm tra giám sát hải quan; Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập.Đề nghị Doanh nghiệp lập bộ hồ sơ theo qui định, nộp tại cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai để được giải quyết.

 

Câu8 : Ngân hàng mở thư bảo lãnh điện tử để bảo lãnh cho công ty nộp thuế nhập khẩu hàng tạm nhập tái xuất, thư bảo lãnh có thời hạn 75 ngày kể từ ngày tạm nhập. Tuy nhiên, hệ thống máy tính của Tổng Cục Hải quan chỉ nhận thư bảo lãnh có thời hạn 60 ngày!. Như vậy doanh nghiệp sẽ không có thời gian để làm thủ tục không thu thuế.

Kính đề nghị Cục Hải quan xem xét để trả lời sớm cho doanh nghiệp.

 

Trả lời: 1. Thời hạn bảo lãnh được qui định tại Điều 43 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 có hiệu lực từ ngày 01/4/2015 “Quy định về thủ tục Hải quan; Kiểm tra giám sát hải quan; Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.”
2. Về việc “hệ thống máy tính của Tổng Cục Hải quan chỉ nhận thư bảo lãnh có thời hạn 60 ngày”: Đề nghị Doanh nghiệp liên hệ với Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hoặc Phòng Thuế xuất nhập khẩu thuộc Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh tại địa chỉ : lầu 2, số 2 Hàm Nghi, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh để trình bày cụ thể để xử lý.

 

Câu9 : Xin quý cơ quan cho chúng tôi hỏi lệ phí hải quan sẽ được nộp theo tháng, sẽ không nộp theo từng tờ khai nữa. Như vậy, có ảnh hưởng tới việc chậm nộp thuế của doanh nghiệp không? Vì cty chúng tôi mở tờ khai nhập từ tháng 10 đến nay lô hàng nào hệ thống Vnaccs cũng phân kiểm hóa 100%. Kính mong quý cơ quan hải quan giúp đỡ

 

Trả lời: Doanh nghiệp được chọn hình thức nộp lệ phí thủ tục hải quan: theo tờ khai, theo tháng….
Nợ lệ phí hải quan không ảnh hưởng đền thời hạn nộp thuế của tờ khai.
Thời hạn nộp thuế của tờ khai được thực hiện theo qui định tại điều 20 “Thời hạn hạn nộp thuế” thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013.

 

Câu10  : Vừa qua công ty chúng tôi có nhập lô hàng muối tinh khiết, khi nộp thuế bằng chuyển khoản ngân hàng, tôi làm giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước, thì bị lệch số tiền (chuyển dư số tiền 180.817.920 đồng) do làm trên form máy tính quên chỉnh lại số tiền. Này muốn làm thủ tục xin khấu trừ số tiền thuế nộp dư ở trên cho lô hàng sau.

Thì phải làm sao ?  và làm theo những mẫu đơn nào ?

Trả lời: Theo trình bày của Doanh nghiệp thì trường hợp của doanh nghiệp là thừa tiền thuế do số tiền thuế đã nộp lớn hơn số tiền thuế phải nộp…. Thủ tục, hồ sơ hòan thuế được qui định tại Điều 26 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính “ Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu” .
Đề nghị Doanh nghiệp lập bộ hồ sơ theo qui định, nộp tại cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai để được giải quyết.

 

Câu11: Xin quý cơ quan cho chúng tôi hỏi lệ phí hải quan sẽ được nộp theo tháng, sẽ không nộp theo từng tờ khai nữa. Như vậy, có ảnh hưởng tới việc chậm nộp thuế của doanh nghiệp không? Vì cty chúng tôi mở tờ khai nhập từ tháng 10 đến nay lô hàng nào hệ thống Vnaccs cũng phân kiểm hóa 100%. Kính mong quý cơ quan hải quan giúp đỡ

Trả lời: Doanh nghiệp được chọn hình thức nộp lệ phí thủ tục hải quan: theo tờ khai, theo tháng….
Nợ lệ phí hải quan không ảnh hưởng đền thời hạn nộp thuế của tờ khai.
Thời hạn nộp thuế của tờ khai được thực hiện theo qui định tại điều 42 “ Thời hạn hạn nộp thuế ” thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 .

 

Câu12: Công ty chúng tôi chuẩn bị nhập một lô hàng (đã xuất khẩu nhưng không đạt chất lượng) bi khách hàng xuất trả trở lại Việt Nam. Sau khi nhập khẩu về chúng tôi sẽ sửa chữa và sau đó xuất trả lại cho khách hàng. Khi tiến hành làm thủ tục nhập khẩu đối với lô hàng này, phần thuế nhập khẩu và thuế GTGT công ty chúng tôi có phải khai báo đầy đủ hay không? Hay không cần khai báo thuế nhập khẩu và thuế GTGT?

Trả lời:

1.Về thuế nhập khẩu: Qui định tại khoản 7 Điều 114 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 thì hàng hóa đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam được hoàn thuế xuất khẩu đã nộp và không phải nộp thuế nhập khẩu. Thủ tục,hồ sơ  hoàn thuế qui định tại Điều 121

2. Thuế Giá trị gia tăng: Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài Chính thì “Cơ sở kinh doanh không phải nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị phía nước ngoài trả lại….”

 

Câu 13: Công ty chúng tôi là công ty thương mại dịch vụ có tiến hàng tạm nhập tái xuất lô hàng giày da. Sau khi làm xong thủ tục tái xuất công ty chúng tôi tiến hành nộp hồ sơ hoàn thuế nhập khẩu theo thông tư 38/2015/TT-BTC tại Hải quan Hồ Chí Minh. Nhưng cán bộ thụ lý hồ sơ hoàn thuế của công ty chúng tôi trả lời đang có vướng mắc về vấn đề hoàn thuế ở thông tư 38 nên đang chờ công văn phản hồi từ Tổng Cục Hải Quan. Công ty chúng tôi không nắm rõ khi nào công ty nhận được hướng dẫn cụ thể và quyết định hoàn thuế từ Hải quan. Mong sớm nhận được sự phản hồi từ phía cơ quan thẩm quyền

 

Trả lời:

Đề nghị Công ty nghiên cứu điều 114 và điều 129 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài Chính, có hiệu lực từ ngày 01/4/2015 quy định về thủ tục Hải quan; Kiểm tra giám sát hải quan; Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Trường hợp của Công ty thuộc đối tượng kiểm tra trước – hoàn thuế sau

Câu 14: Công ty chúng tôi chúng tôi chuẩn bị nhập một lô hàng (đã xuất khẩu nhưng không đạt chất lượng) bi khách hàng xuất trả trở lại Việt Nam. Sau khi nhập khẩu về chúng tôi sẽ sửa chữa và sau đó xuất trả lại cho khách hàng.

 

Khi tiến hành làm thủ tục nhập khẩu đối với lô hàng này, phần thuế nhập khẩu và thuế GTGT công ty chúng tôi có phải khai báo đầy đủ hay không? Hay không cần khai báo thuế nhập khẩu và thuế GTGT?

 

Trả lời:

Đề nghị Công ty tham khảo các qui định sau:
1.Về thuế nhập khẩu: Qui định tại khoản 7 Điều 114 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 thì hàng hóa đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam được hoàn thuế xuất khẩu đã nộp và không phải nộp thuế nhập khẩu. Thủ tục,hồ sơ hoàn thuế qui định tại Điều 121.
2. Thuế Giá trị gia tăng: Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài Chính thì “Cơ sở kinh doanh không phải nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị phía nước ngoài trả lại….”

 

Câu 15: Bên em có một lô hàng đã thông quan hồi tháng 3-2014 nhưng vào tháng 8 bên em phát hiện ra là tờ khai này nộp thiếu tiền thuế nên giờ muốn bổ sung số tiền thuế đó cho đúng giờ cty em phải làm sao , có được khai bổ sung sau thông quan không? nếu được thì bên em liên hệ bộ phận nào (hàng về cảng cát lái). em xin cám ơn.

Trả lời

Nội dung trình bày của Doanh nghiệp chưa rõ ràng, trao đổi DN như sau:
1. Nếu Doanh nghiệp kê khai chưa đúng tiền thuế phải nộp: việc kê khai bổ sung hồ sơ hải quan được qui định tại điều 14 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 “Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”. Doanh nghiệp liên hệ Chi cục nơi mở tờ khai để được hướng dẫn
2. Nếu Doanh nghiệp đã kê khai đúng số tiền thuế phải nộp nhưng chưa nộp đủ tiền thuế: Đề nghị doanh nghiệp nộp bổ sung số tiền thuế còn nợ vào Ngân sách Nhà nước. Doanh nghiệp phải nộp tiền chậm nộp thuế theo qui định 0,05%/ngày kể từ ngày thông quan hoặc giải phóng hàng đến ngày thực nộp vào NSNN.

 

II Phân loại hàng hóa và trị giá tính thuế:

Câu 16 : Cty chúng tôi đóng trên địa bàn Tp.HCM. Cty chúng tôi dự định nhập khẩu hỗn hợp các loại mỡ động vật đông lạnh (Không dùng cho ngành thực phẩm) để về chiến biến các nguyên phụ liệu cho ngành công nghiệp ( mỡ bôi trơn, phụ phẩm xà phòng..). Chúng tôi đã tra biểu thuế (15180060-Các hỗn hợp hoặc các chế phẩm không ăn được từ mỡ hoặc dầu động vật hoặc từ các phần phân đoạn của các loại mỡ hoặc dầu khác nhau) Đây có đúng mặt hàng chịu áp thuế cho Cty chúng tôi không? Chúng tôi nhập về cần làm kiểm dịch động vật không? Chúng tôi phải đóng thuế nhập khẩu và VAT bao nhiêu %? Rất mong giúp đỡ từ câu trả lờicơ quan Hải Quan.

Trả lời

Hướng dẫn về phân loại hàng hóa và chính sách thuế
1.1 Hướng dẫn phân loại áp mã số hàng hóa
Theo Điều 26 Luật Hải quan năm 2014 ngày 30/6/2014 quy định “Khi phân loại hàng hóa phải căn cứ hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam”. Để phân loại mặt hàng “hỗn hợp các loại mỡ động vật đông lạnh”, Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn doanh nghiệp nghiên cứu các văn bản như sau:
Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính “Hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng; kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu” và áp dụng 06 (sáu) quy tắc phân loại tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 01/7/2015 của Bộ Tài chính Ban hành Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam;
Tham khảo chú giải HS 2012, nhóm 1518 “Chất béo và dầu động vật hoặc thực vật và các phần phân đoạn của chúng, đã đun sôi, oxy hoá, khử nước, sulphat hoá, thổi khô, polyme hoá bằng cách đun nóng trong chân không hoặc trong khí trơ hoặc bằng biện pháp thay đổi về mặt hoá học khác, trừ loại thuộc nhóm 15.16; các hỗn hợp hoặc các chế phẩm không ăn được từ chất béo hoặc dầu động vật hoặc thực vật hoặc từ các phần phân đoạn của các loại chất béo hoặc dầu khác nhau thuộc Chương này, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác.”
Do thông tin của Quý doanh nghiệp cung cấp không đủ cơ sở để cơ quan hải quan hướng dẫn áp mã số chi tiết cho mặt hàng “hỗn hợp các loại mỡ động vật lạnh”.
1.2 Hướng dẫn xác định trước mã số
Để thuận lợi trong quá trình làm thủ tục hải quan, làm cơ sở để khai báo hải quan Quý công ty có thể thực hiện quy trình xác định trước mã số như sau:
– Thủ tục và điều kiện xác định trước mã số quy định tại Điều 23, Điều 24 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ.
– Hồ sơ xác định trước quy định tại Điều 7 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính.
1.3 Hướng dẫn về chính sách thuế
Trên cơ sở mã số HS chi tiết Quý doanh nghiệp có thể xác định thuế suất thuế nhập khẩu theo quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi kèm theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2013 và Thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT; Nghị định số 209/2013/ND-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế GTGT và các văn bản sửa đổi, bổ sung; Thông tư số 83/2014/TT-BTC ngày 26 tháng 6 năm 2014 Hướng dẫn thực hiện thuế giá trị giă tăng theo danh mục hàng hóa nhập khẩu Việt Nam.
2. Về thủ tục:
Ngoài thủ tục hải quan theo quy định hiện hành, hàng hóa doanh nghiệp dự kiến nhập khẩu phải thực hiện thủ tục theo quy định quản lý chuyên ngành. Cụ thể:
2.1 Thủ tục hải quan:
Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
2.2 Thủ tục theo quy định quản lý chuyên ngành
Thực hiên theo quy định tại Quyết định 45/2005/QĐ-BNN ngày 25 tháng 7 năm 2005 về việc Ban hành Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện kiểm dịch.
Trong trường hợp cần thiết đề nghị doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục để được hướng dẫn cụ thể

Câu17 : Hiện bên mình cần nhập máy ép bùn dùng trong hệ thống xử lý nước thải, nhưng trong sổ thuế nhập khẩu 2015 không có tên mục chính xác cho máy ép bùn, kính nhờ anh chị tư vấn trả lời giúp máy này sẽ được áp thuế nhập khẩu bao nhiêu % và cho mã HS giúp đơn vị chúng tôi.

Trả lời: Theo Điều 26 Luật Hải quan năm 2014 ngày 30/6/2014 quy định “Khi phân loại hàng hóa phải căn cứ hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. Liên quan đến vấn đề này, Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn doanh nghiệp nghiên cứu các văn bản như sau:
Sáu quy tắc phân loại tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 156/2011/TT-BTC nagỳ 14/11/2011 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam;
Chú giải HS2012 và đối chiếu với mô tả hàng hóa trong Biểu thuế ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính;
Ngoài ra, Quý công ty có thể thực hiện thủ tục xác định trước mã số hàng hóa được quy định tại Điều 23, Điều 24 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ.
Hồ sơ xác định trước mã số được quy định tại Điều 7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Do thông tin của Quý doanh nghiệp cung cấp không đủ cơ sở để Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh áp mã số cho mặt hàng “máy ép bùn”. Tuy nhiên, Quý công ty có thể tham khảo tại chương 84 trong Biểu thuế ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính.
Trong trường hợp cần thiết đề nghị doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục để được hướng dẫn cụ thể.
Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh trả lời để doanh nghiệp được biết

Câu 18 : Cty tôi đang chuẩn bị nhập lô hàng fero silic va fero silicon, sau đó xuất sang một nước khác  xin hỏi chúng tôi phải chịu những loại thuế suất nào? sau đó chúng tôi xin hoàn thuế ở đâu và thủ tục hoàn thuế phải xem ở thông tư nào?

Trả lời:

Nội dung trình bày của Doanh nghiệp chưa rõ ràng. Đề nghị Doanh nghiệp liên hệ Chi cục Hải quan gần nhất hoặc Phòng Thuế xuất nhập khẩu thuộc Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh tại địa chỉ : lầu 2, số 2 Hàm Nghi, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh , mang theo hồ sơ liên quan để được trả lời cụ thể.
Xin trao đổi Doanh nghiệp một số nội dung sau:
Các loại thuế hàng hóa nhập khẩu vào Việt nam chịu gồm: Nhập khẩu, VAT, Tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, tự vệ chống bán phá giá….
Thuế suất nhập khẩu của mặt hàng cụ thể đề nghị Doanh nghiệp căn cứ thực tế hàng NK và Biểu thuế xuất nhập khẩu có hiệu lực năm 2015 để xác định chính xác.
Trường hợp nhập khẩu sau đó bán sang nước khác doanh nghiệp có thể tham khảo loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất qui định tại Mục 1,chương IV Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 có hiệu lực từ ngày 01/4/2015 “Quy định về thủ tục Hải quan; Kiểm tra giám sát hải quan; Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”, và việc hoàn thuế được qui định tại Điều 120.
Câu 19: Công ty em có nhập mặt hàng “đường trắng tinh luyện” từ Thái Lan về Hồ Chí Minh để làm nguyên liệu sản xuất, xuất khẩu.Trong biểu thuế xuất, nhập khẩu khi nhập mặt hàng này nếu có C/O form D sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi là 5%. Nhưng theo như hạn ngạch thuế quan, thì mặt hàng này sẽ phải áp dụng mức thuế đến 85%. Vậy cho em hỏi trường hợp này có được ưu đãi thuế nhập khẩu không? Vì, trước đây bên em cũng đã nhập khẩu “đường trắng tinh luyện” nhưng chi cục Hải quan Bình Dương không chấp nhận hưởng ưu đãi thuế có C/O form D.

Trả lời: Căn cứ khoản 2 Điều 2 thông tư 111/2012/TT-BTC ngày 04/7/2015 của Bộ Tài Chính, hàng hóa nhập khẩu ngoài số lượng hạn ngạch nhập khẩu hàng năm áp dụng thuế suất NK quy định tại Thông tư này (đường tinh luyệt: thuế Nk 85%)

 

Câu20 : kính gởi phòng thuế xuất nhập khẩu Cục hải quan TPHCM mặt hàng bắp hạt(ngô) chưa qua chế biến dùng để rang nổ MST 10059010 .khi nhập khẩu về thuế GTGT la bao nhiêu %.Rất mong nhận được phản hồi của quy cơ quan.

 

Trả lời: Việc xác định sản phẩm trồng trọt chưa chế biến thành sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường được thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư số 83/2014/TT-BTC ngày 26/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế GTGT theo danh mục hàng hóa nhập khẩu Việt như sau: “Trường hợp là các sản phẩm chưa qua chế biến thành sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường, bao gồm các sản phẩm: mới được làm sạch, phơi, sấy khô, tách hạt, tách cọng, cắt, xay (trừ sản phẩm đã xay thuộc Chương 9, 10, 11, 12 của danh mục Biểu thuế giá trị gia tăng ban hành kèm theo Thông tư này), băm, bóc vỏ, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, vỡ mảnh, đánh bóng hạt, hồ hạt; đóng hộp kín khí hoặc được bảo quản thông thường như bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfurơ, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, bảo quản bằng muối (ướp muối, ngâm nước muối), bảo quản ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác hoặc hình thức bảo quản thông thường khác, thực hiện theo mức thuế suất (*, 5) ghi cụ thể tại Biểu thuế giá trị gia tăng ban hành kèm theo Thông tư này, trừ các trường hợp được nêu tại điểm b khoản này”.
Theo đó mặt hàng ngô chưa qua chế biến dùng để rang nổ có MST 10059010 của Doanh nghiệp là mặt hàng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT ở khâu nhập khẩu.
Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh trả lời để Doanh nghiệp được biết.

 

Câu 21 : Cty em có nhập ((bộ đèn sân khấu chưa gắn bóng hiệu FILMGEAR)), công suất 1.8kw/1.2 kw -Dùng trong điện ảnh. Cty có tham khảo chương 9405 nhưng không thấy mã HS nào cụ thể cho tên hàng trên. Xin quí cơ quan hướng dẫn công ty áp mã cho đúng. xin chân thàng cảm ơn.

 

Trả lời: Việc xác định chi tiết mã số HS của một mặt hàng phải căn cứ vào tính chất, cấu tạo, công dụng… của hàng hóa thực tế nhập khẩu. Tuy nhiên, theo mô tả của Doanh nghiệp hàng hóa nhập khẩu là “bộ đèn sân khấu”, Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn như sau:
Căn cứ 06 (sáu) quy tắc phân loại tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam;
Căn cứ chú giải HS 2012 và đối chiếu với mô tả hàng hóa trong Biểu thuế ban hành kèm theo Thông tư 164/2013 ngày 15/11/2013 của Bộ Tài Chính, Doanh nghiệp có thể tham khảo:
Mã số 94054040 – Đèn và bộ đèn khác – – Đèn rọi khác.
Trong trường hợp cần thiết đề nghị Doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục để được hướng dẫn cụ thể. Doanh nghiệp có thể tìm nội dung các văn bản trên ở mục thư viện văn bản pháp luật trên cổng thông tin điện tử Hải quan theo địa chỉ: http://www. Customs. gov.vn.
Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh trả lời để Doanh nghiệp được biết

 

Câu 22: Công ty chuẩn bị nhập khẩu nguyên liệu thực phẩm (chiết xuất collagen dạng bột) dùng để sản xuất thực phẩm chức năng nhưng không biết áp mã HS nào, vậy nhờ bộ phận tư vấn xem giùm nguyên liệu thực phẩm này thuộc mã HS nào, thuế xuất và thủ tục nhận hàng có giống như làm thực phẩm chức năng thành phẩm không .

Xin chân thành cám ơn !

Trả lời: 1. Hướng dẫn về phân loại hàng hóa và chính sách thuế
1.1 Hướng dẫn phân loại áp mã số hàng hóa
Theo Điều 26 Luật Hải quan năm 2014 ngày 30/6/2014 quy định “Khi phân loại hàng hóa phải căn cứ hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam”. Để phân loại áp mã số cho mặt hàng “nguyên liệu thực phẩm (chiết xuất collagen dạng bột)”, Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn doanh nghiệp nghiên cứu các văn bản như sau:
Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính “Hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng; kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu” và áp dụng 06 (sáu) quy tắc phân loại tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 01/7/2015 của Bộ Tài chính Ban hành Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam;
Tham khảo chú giải HS 2012, chương 12 và chương 21.
Do thông tin của Quý doanh nghiệp cung cấp không đủ cơ sở để cơ quan hải quan hướng dẫn áp mã số chi tiết cho mặt hàng “nguyên liệu thực phẩm (chiết xuất collagen dạng bột)”.
1.2 Hướng dẫn xác định trước mã số
Để thuận lợi trong quá trình làm thủ tục hải quan, làm cơ sở để khai báo hải quan Quý công ty có thể thực hiện quy trình xác định trước mã số như sau:
– Thủ tục và điều kiện xác định trước mã số quy định tại Điều 23, Điều 24 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ.
– Hồ sơ xác định trước quy định tại Điều 7 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính.
1.3 Hướng dẫn về chính sách thuế
Để xác định thuế suất thuế nhập khẩu hàng hóa, cần căn cứ vào thực tế hàng hóa nhập khẩu, hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để xác định tên gọi, mã số HS chi tiết phù hợp. Trên cơ sở mã số HS chi tiết, xác định được thuế suất thuế nhập khẩu quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi kèm theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2013.
2. Về thủ tục:
Ngoài thủ tục hải quan theo quy định hiện hành, hàng hóa doanh nghiệp dự kiến nhập khẩu phải thực hiện thủ tục theo quy định quản lý chuyên ngành. Cụ thể:
2.1 Thủ tục hải quan:
Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
2.2 Thủ tục theo quy định quản lý chuyên ngành
Thực hiên theo quy định tại Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm. Quyết định 11039/QĐ-BCT ngày 03/12/2014 của Bộ Công thương về việc công bố Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng quy trình kỹ thuật, an toàn thực phẩm trước khi thông quan thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương
Trong trường hợp cần thiết đề nghị doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục để được hướng dẫn cụ thể.

Câu23 : Em là cá nhân không phải doanh nghiệp. Hiện đang là kiến trúc sư làm việc tại thành phố Hồ chí Minh.

Vừa qua do quá trình làm việc cần nghiên cứu nên một số anh em cần sách chuyên ngành. Đã cử em làm đại diện đặt mua sách trực tiếp từ Amazon.com của Mỹ.

Sau khi sách về tới thì bên hải quan kiểm tra và cho rằng đây là catalouge sản phẩm nội thất. Nên em bị đánh thuế nhập khẩu 20% và 10% thuế GTGT.

Theo em thấy nhận xét của nhân viên hải quan như vậy là quá chủ quan khi đánh giá đây là catalouge vì là sách kiến trúc nên minh họa về hình ảnh là chuyện rất bình thường. Khác với catalouge là sẽ có sản phẩm mã hàng nơi sản xuất và giá cả. Trong những cuốn sách về không hề có thông tin như vậy. Phía bên amazon cũng có gửi kèm theo kiện hàng thông tin khái báo là “printed books” là sách in.

Theo em đọc các thông tư về miễn thuế thì sách khoa học kỹ thuật chuyên ngành được miễn thuế.

Vậy cho em hỏi các bước để khiếu nại về vụ việc trên như thê nào?

Trả lời

Theo Điều 26 Luật Hải quan năm 2014 ngày 30/6/2014 quy định “Khi phân loại hàng hóa phải căn cứ hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam”. Để phân loại áp mã số cho mặt hàng “sách in”, Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn Quý độc giả nghiên cứu các văn bản như sau:
Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính về việc ban hành Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế;
Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính “Hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng; kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu” và áp dụng 06 (sáu) quy tắc phân loại tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 01/7/2015 của Bộ Tài chính Ban hành Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam;
Tham khảo chú giải chi tiết HS 2012, nhóm 4901:
“4. Nhóm 49.01 cũng bao gồm:
(a) Bộ sưu tập các tái bản, ví dụ như của các tác phẩm nghệ thuật hoặc tranh vẽ, có kèm theo phần lời đề mục, chủ đề, với cách đánh số trang phù hợp để đóng gói thành một hay nhiều tập;
(b) Tập tranh ảnh minh họa, và phụ lục cho một cuốn sách; và
(c) Các phần đã in của sách hoặc sách nhỏ, ở dạng đã xếp thành tập hoặc tờ rơi hoặc đã có ký hiệu trang để đóng gói thành bộ hoàn chỉnh hoặc từng phần của tác phẩm hoàn chỉnh và được thiết kế để đóng quyển.
Tuy nhiên, các loại tranh ảnh minh hoạ đã in không kèm theo lời đề mục, hoặc ở dạng tập có số trang hoặc ở dạng tờ rơi, thì được xếp vào nhóm 49.11.”
Theo mô tả hàng hoá tại nhóm 4901 và theo Chú giải 3 của Chương 49, “nhóm 49.01 không bao gồm các xuất bản phẩm chỉ dành riêng cho việc quảng cáo (ví dụ, các loại sách gấp, sách chuyên đề (pamphlet), sách mỏng, tờ rơi, catalogue quảng cáo thương mại, niên giám do các tổ chức thương mại, cơ quan tuyên truyền du lịch xuất bản). Các ấn phẩm này được phân loại vào nhóm 49.11.”
Do thông tin của Quý độc giả cung cấp không đủ cơ sở để cơ quan hải quan hướng dẫn áp mã số chi tiết cho mặt hàng nêu trên. Đề nghị Quý độc giả căn cứ vào mặt hàng thực tế nhập khẩu để áp mã số phù hợp.
Trong trường hợp cần thiết đề nghị Quý độc giả liên hệ trực tiếp với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục trực tiếp để được hướng dẫn cụ thể.
Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh trả lời để Quý độc giả được biết./.

Câu 24:Kính gửi: Anh/ Chị chi cục Hải Quan,Bên em đang nhập lô hàng phụ gia cho nhiên liệu (xăng +dầu) và cho dầu nhớt bôi trơn.Đã đóng gói và nhập về để phân phối lại.Kính nhờ Anh/Chị tư vấn cho em:

- Mã số HS em khai là: 3811.21.10 có đúng không? nếu không đúng thì mã HS em cần khai tờ khai là mã nào?

- Có loại giấy tờ nào khác ngoài để đi nhận hàng ngoài giấy tờ thông thường như : tờ khai, giấy nộp thuế, hóa đơn,…

Trả lời:

1. Hướng dẫn về mã số:
Theo Điều 26 Luật Hải quan năm 2014 ngày 30/6/2014 quy định “Khi phân loại hàng hóa phải căn cứ hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam”. Liên quan đến vấn đề này, Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn doanh nghiệp nghiên cứu các văn bản như sau:
Sáu quy tắc phân loại tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 01/7/2015 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam;
Chú giải chi tiết HS 2012, tham khảo nội dung chú giải tại chương 27, 28, 29, 34 và chương 38.
Thông tư 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài Chính về việc ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế;
Ngoài ra, Quý công ty có thể thực hiện thủ tục xác định trước mã số hàng hóa được quy định tại Điều 23, Điều 24 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ.
Hồ sơ xác định trước mã số được quy định tại Điều 7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Do thông tin của Quý doanh nghiệp cung cấp không đủ cơ sở để Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh áp mã số chính xác cho mặt hàng “phụ gia cho nhiên liệu (xăng+dầu) và cho dầu nhớt bôi trơn”.
2. Hướng dẫn thủ tục, chính sách hàng hoá nhập khẩu:
Ngoài thực hiện các thủ tục theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, Quý Doanh nghiệp còn phải thực hiện các quy định sau đây:
Nghị định 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hoá chất;
Nghị định 26/2011/NĐ-CP ngày 08/4/2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hoá chất;
Thông tư số 40/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 quy định về khai báo hoá chất.
Trong trường hợp cần thiết đề nghị doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục để được hướng dẫn cụ thể.
Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh trả lời để doanh nghiệp được biết.

Tran trong./.

Câu 25: Bên em dự kiến xuất khẩu 1 máy hút trấu qua Myanmar. Máy hoạt động theo cơ chế 1 đầu hút và 1 đầu thổi ra. 1 máy có gắn motor điện, có thể sử dụng điện để chạy, 1 máy không gắn motor điện, có thể dùng dầu để chạy. Máy có thể hút trấu từ xà lan lên bờ. Mong anh/chị tư vấn cho em về mã HS của loại máy này. Em cảm ơn.

Trả lời:

Theo Điều 26 Luật Hải quan năm 2014 ngày 30/6/2014 quy định “Khi phân loại hàng hóa phải căn cứ hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam”. Liên quan đến vấn đề này, Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn doanh nghiệp nghiên cứu các văn bản như sau:

Sáu quy tắc phân loại tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam;

Chú giải chi tiết HS 2012;

Thông tư 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài Chính về việc ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế;

Ngoài ra, Quý công ty có thể thực hiện thủ tục xác định trước mã số hàng hóa được quy định tại Điều 23, Điều 24  Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ.

Hồ sơ xác định trước mã số được quy định tại Điều 7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Do thông tin của Quý doanh nghiệp cung cấp không đủ cơ sở để Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh áp mã số chính xác cho mặt hàng “máy hút trấu”.

Trong trường hợp cần thiết đề nghị doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục để được hướng dẫn cụ thể.

Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh trả lời để doanh nghiệp được biết.

 Câu 26: Một công ty nhựa VN muốn nhập về VN phế liệu là những tấm nylon trong suốt/PE/PP/PVC (Đã sử dụng để làm nhà kính trồng rau ở xứ lạnh) đê làm nguyên liệu sản xuất. Công ty đang làm giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu nhưng vướng mắc không biết áp mã HS nào? Tra cứu trong danh mục biểu thuế XNK năm 2014, chúng tôi có thể áp mã HS: 3915.10.90? Mong được hướng dẫn trả lời,

Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời :

Theo Điều 26 Luật Hải quan năm 2014 ngày 30/6/2014 quy định “Khi phân loại hàng hóa phải căn cứ hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. Do thông tin của Quý doanh nghiệp cung cấp không đủ cơ sở để Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh áp mã số cho mặt hàng “tấm nylon trong suốt (đã qua sử dụng) làm nguyên liệu sản xuất”. Liên quan đến vấn đề này, Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn doanh nghiệp nghiên cứu các văn bản như sau:

Sáu quy tắc phân loại tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 156/2011/TT-BTC nagỳ 14/11/2011 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam;

Chú giải HS2012 và đối chiếu với mô tả hàng hóa trong Biểu thuế ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính;

Ngoài ra, Quý công ty có thể thực hiện thủ tục xác định trước mã số hàng hóa được quy định tại Điều 23, Điều 24  Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ.

Hồ sơ xác định trước mã số được quy định tại Điều 7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Trong trường hợp cần thiết đề nghị doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục để được hướng dẫn cụ thể.

Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh trả lời để doanh nghiệp được biết.

Câu 27: Cty chúng tôi chuyên sản xuất thép kỹ thuật điện từ nguyên liệu “thép không hợp kim, dạng tấm, có chiều rộng 900mm, được mạ hợp kim Al-Photpho”. Vừa qua chúng tôi có nhập khẩu mặt hàng trên và đã lấy mẫu chuyển Trung tâm PTPL miền Nam. Trong khi chờ kết quả từ TTPTPL thì nay chúng tôi lại tiếp tục nhập khẩu mặt hàng đã nói trên.

Vậy xin cho chúng tôi hỏi với lần nhập khẩu này cơ quan Hải quan yêu cầu PTPL thì có đúng hay không?

Với mặt hàng thép này, sau khi có kết quả PTPL thì chúng tôi có được tham khảo cho các lô hàng tiếp theo hay không?

Xin cho chúng tôi biết các văn bản hướng dẫn liên quan.

Trả lời :

Căn cứ theo điểm g, Khoản 01, Điều 18 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định:

“Người khai hải quan được sử dụng kết quả giám định, phân tích của các tổ chức có chức năng theo quy định của pháp luật để khai các nội dung có liên quan đến tên hàng, mã số, chất lượng, chủng loại, số lượng và các thông tin khác liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu.

Người khai hải quan được sử dụng kết quả phân tích, phân loại của lô hàng đã được thông quan trước đó để khai tên hàng, mã số cho các lô hàng tiếp theo có cùng tên hàng, thành phần, tính chất lý hóa, tính năng, công dụng, nhập khẩu từ cùng một nhà sản xuất trong thời hạn 03 năm kể từ ngày có kết quả phân tích, phân loại; trừ trường hợp quy định của pháp luật làm căn cứ ban hành thông báo kết quả phân tích, phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được sửa đổi, bổ sung, thay thế;”

Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh trả lời để doanh nghiệp được biết.

Câu 28: Công ty chúng tôi đang đặt hàng sản xuất để xuất khẩu đi Nhật gỗ thanh làm cột trụ, xà, rầm để làm nhà với các kích thước:

45mm (dày) x 105mm (rộng) x 2650 mm (dài)

30mm (dày) x 105mm (rộng) x 2650 mm (dài)

Gồm nhiều thanh gỗ nhỏ có kích thước khác nhau ghép lại để tạo kích thước như trên. (Nguồn gỗ nguyên liệu (spruce-white wood) này do công ty chúng tôi nhập khẩu từ các nước châu Âu)

 Chúng tôi xin hỏi hàng gỗ thanh này áp vào HS code 44186000 có đúng hay mã số HS code khác? Và với mã HS code trên thì thuế suất xuất khẩu là 0% đúng không hay thuế suất khác?

Trả lời:

Theo Điều 26 Luật Hải quan năm 2014 ngày 30/6/2014 quy định “Khi phân loại hàng hóa phải căn cứ hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam”. Do đó, Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn doanh nghiệp nghiên cứu các văn bản như sau:

Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn về phân loại hàng hoá, phân tích để phân loại hàng hoá; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;

Sáu quy tắc phân loại tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 01/7/2015 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam;

Chú giải HS 2012;

Thông tư 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài Chính về việc ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế;

Ngoài ra, Quý công ty có thể thực hiện thủ tục xác định trước mã số hàng hóa được quy định tại Điều 23, Điều 24  Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ.

Hồ sơ xác định trước mã số được quy định tại Điều 7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Do thông tin của Quý doanh nghiệp cung cấp không đủ cơ sở để Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh áp mã số chính xác cho mặt hàng “gỗ thanh làm cột trụ, xà, rầm để làm nhà”.

Tuy nhiên, Quý Doanh nghiệp có thể tham khảo nội dung chi tiết Chú giải HS nhóm 44.18: : “ Nhóm này áp dụng đối với gỗ xây dựng, kể cả gỗ khảm hay gỗ dát được sử dụng trong việc xây dựng cho bất cứ loại nhà nào v..v…dưới dạng hàng hóa đã lắp ráp hay có thể nhận ra những phần chưa lắp ráp( như đã có sẵn mộng, mộng đuôi én hay các dạng mộng tương tự để lắp ráp) đã hoặc chưa gắn với các chi tiết kim loại của chúng như bản lề, khóa…” Đối với trường hợp Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hoá xuất khẩu thì thực hiện các thủ tục theo quy định tại mục 4, chương III, Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.

Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu là đối tượng đựơc hoàn thuế, không thu thuế theo quy định tại khoản 5, Điều 114, Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính:

“ Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan được hoàn thuế nhập khẩu tương ứng với tỷ lệ sản phẩm thực tế xuất khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu có đủ điều kiện xác định là được chế biến từ toàn bộ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu”

Trong trường hợp cần thiết đề nghị doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục để được hướng dẫn cụ thể.

Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh trả lời để doanh nghiệp được biết.

Câu 29:Hiện bên mình cần nhập máy ép bùn dùng trong hệ thống xử lý nước thải, nhưng trong số thuế nhập khẩu 2015 không có tên mục chính xác cho máy ép bùn, kính nhờ anh chị tư vấn trả lời giúp máy này sẽ được áp thuế nhập khẩu bao nhiêu % và cho mã số HS giúp đơn vị chúng tôi. Mong nhận được sự trợ giúp sớm.

Trân trọng cám ơn!

Trả lời:

Theo Điều 26 Luật Hải quan năm 2014 ngày 30/6/2014 quy định “Khi phân loại hàng hóa phải căn cứ hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam”. Liên quan đến vấn đề này, Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn doanh nghiệp nghiên cứu các văn bản như sau:

Sáu quy tắc phân loại tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 156/2011/TT-BTC nagỳ 14/11/2011 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam;

Chú giải HS2012 và đối chiếu với mô tả hàng hóa trong Biểu thuế ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính;

Ngoài ra, Quý công ty có thể thực hiện thủ tục xác định trước mã số hàng hóa được quy định tại Điều 23, Điều 24  Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ.

Hồ sơ xác định trước mã số được quy định tại Điều 7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Do thông tin của Quý doanh nghiệp cung cấp không đủ cơ sở để Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh áp mã số cho mặt hàng “máy ép bùn”. Tuy nhiên, Quý công ty có thể tham khảo tại chương 84 trong Biểu thuế ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính.

Trong trường hợp cần thiết đề nghị doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục để được hướng dẫn cụ thể.

Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh trả lời để doanh nghiệp được biết.

Câu hỏi 30: Có phải khai báo cước nhận hàng tại kho đối với trường hợp mua hàng và thanh toán theo điều kiện FCA?

Trả lời: Cục Hải quan TP.HCM trả lời như sau:

Câu hỏi của Công ty không cụ thể cước nhận hàng tại kho là cước cho nội dung gì và phát sinh tại đâu (kho Công ty hay người bán)  nên Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh hướng dẫn về nguyên tắc xác định như sau:

Trị giá hải quan để tính thuế hàng nhập khẩu được qui định cụ thể tại Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính (sau đây gọi tắt là “Thông tư”).

– Về nguyên tắc, trị giá hải quan đối với hàng nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, được xác định tuần tự theo 06 phương pháp gồm Phương pháp trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu; Phương pháp trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu giống hệt; Phương pháp trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu tương tự; Phương pháp trị giá khấu trừ; Phương pháp trị giá tính toán; Phương pháp suy luận và dừng lại ở phương pháp xác định được trị giá hải quan. Với mỗi phương pháp đều có điều kiện áp dụng cụ thể.

– Trường hợp Công ty khai báo giá tính thuế theo Phương pháp trị giá giao dịch qui định tại Điều 6 Thông tư thì các khoản điều chỉnh cộng được qui định tại Điều 13, Điều 14 Thông tư, các khoản điều chỉnh trừ qui định tại Điều 15 Thông tư. Liên quan đến chi phí vận tải, vận chuyển thì:

+ Các khoản phí vận tải và vận chuyển hàng hóa nhập khẩu đến cửa khẩu nhập đầu tiên (không bao gồm chi phí bốc, xếp, dỡ, xếp hàng từ phương tiện vận tải xuống cửa khẩu nhập đầu tiên) qui định tại Khoản 2.g Điều 13 là khoản phải cộng khi tính trị giá hải quan.

+ Các chi phí bốc, xếp, dỡ, xếp hàng từ phương tiện vận tải xuống cửa khẩu nhập đầu tiên, chi phí vận tải phát sinh sau khi hàng hóa đã được vận chuyển đến cửa khẩu nhập đầu tiên qui định tại khoản 2.b Điều 15 là khoản không phải cộng vào khi tính trị giá hải quan. Nếu khoản này đáp ứng điều kiện trừ qui định tại Khoản 1 Điều 15 Thông tư thì được trừ khỏi trị giá hải quan để tính thuế.

Cục Hải quan TP.HCM trả lời để Quý Doanh nghiệp biết, nghiên cứu qui định cụ thể để thực hiện./.

Câu 31: Phân loại mặt hàng micro không dây.

Theo CV 4786/TCHQ-TXNK ngày 16/8/2010 thì micro không dây k kèm thiết bị thu phát sóng thuộc mã 85176210(áp dụng theo Thông tư 215/2009/TT-BTC ngày 12/11/2009), vậy khi thông tư 164 ra đời thì công văn 4786/TCHQ-TXNK có còn áp dụng không?

Trả lời: 1. Hướng dẫn áp mã số

Việc xác định mã số phải  căn cứ hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, theo mô tả của Doanh nghiệp hàng hóa là micro không dây, có kèm thiết bị thu phát sóng”, Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn như sau:

Cán cứ Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng; kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 01/7/2015 của Bộ Tài chính Ban hành Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam;

Tham khảo chú giải HS 2012 và đối chiếu với mô tả hàng hóa trong Biểu thuế ban hành kèm theo Thông tư 164/2013 ngày 15/11/2013 của Bộ Tài Chính, Doanh nghiệp có thể tham khảo mã số 8517.62.10

          2. Hướng dẫn thực hiện văn bản

– Công vắn số 4786/TCHQ-TXNK ngày 16/8/2015 của Tông cục Hải quan không phải là văn bản pháp quy mà chỉ là văn bản hướng dẫn nội bộ của ngành Hải quan về việc áp mã số đối với mặt hàng micro không dây có kèm thiết bị thu phát sóng. Vì vậy công vắn số 4786/TCHQ-TXNK nêu trên không phải là căn cứ để doanh nghiệp áp mã số hàng hoá.

Trong trường hợp cần thiết đề nghị doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục để được hướng dẫn cụ thể.

Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh trả lời để doanh nghiệp được biết

Câu 32: Linh kiện, phụ kiện trang trí xe ô tô

Công ty chúng tôi muốn hỏi là mức thuế NK và GTGT mặt hàng linh kiện phụ kiện trang trí xe ô tô du lịch là bao nhiêu % và có thể cho chúng tôi mức thuế  của từng loại linh kiện được không?

Trả lời:

Để xác định chính sách thuế của mặt hàng nhập khẩu thì trước tiên doanh nghiệp phải xác định mã số hàng hóa. Việc áp mã, phân loại hàng hóa được quy định cụ thể tại các văn bản sau:

– Khoản 1 Điều 26 Luật Hải quan năm 2014 ngày 30/06/2014 quy định “Phân loại hàng hóa để xác định mã số hàng hóa làm cơ sở tính thuế và thực hiện chính sách quản lý hàng hóa. Khi phân loại hàng hóa phải căn cứ hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam”.

– Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính  hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm;

– Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 01/07/2015 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam;

– Thông tư 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính về việc ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế;

– Chú giải HS 2012.

Do doanh nghiệp mô tả các mặt hàng chung chung, thông tin của Qúy doanh nghiệp cung cấp không đủ cơ sở để Cục Hải quan TP.HCM xác định chính xác mã số HS đối với các mặt hàng là phụ kiện, linh kiện ô tô . Tuy nhiên, theo tham khảo nội dung Chú giải HS 2012, ví dụ nhóm 70.09 : “Gương thủy tinh, có hoặt không có khung, kể cả gương chiếu hậu” ; nhóm 87.08 : “Bộ phận và phụ kiện của xe có động cơ thuộc các nhóm từ 87.01 đến 87.05”… Qúy Công ty có thể tham khảo các quy định nêu trên và căn cứ hàng hóa thực tế nhập khẩu để áp mã số phù hợp, từ đó xác định được thuế suất.

Để thuận lợi trong quá trình làm thủ tục Hải quan và làm cơ sở khai báo Hải quan, Qúy Công ty có thể thực hiện thủ tục xác định trước mã số hàng hóa như sau :

– Thủ tục và điều kiện xác định trước mã số được quy định tại Điều 23, Điều 24 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ;

– Hồ sơ xác định trước mã số được quy định tại Điều 7 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính.

9439 views