Gỡ vướng chính sách thuế đối với hàng hóa chuyển ra khỏi DN chế xuất

(HQ Online) – Gặp vướng mắc về chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, mã loại hình, trị giá hải quan trong trường hợp kết thúc hợp đồng cho thuê tài chính, một số DN thắc mắc về chính sách thuế thực hiện như thế nào. Khai báo mã loại hình và trị giá hải quan ra sao đối với hàng đưa hàng hóa ra khỏi doanh nghiệp chế xuất. Vướng mắc này đã được Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể.

go vuong chinh sach thue doi voi hang hoa chuyen ra khoi dn che xuat
Hoạt động nghiệp vụ hải quan tại Chi cục Hải quan Thái Nguyên, Cục Hải quan Bắc Ninh. Ảnh: T.Trang.

Chính sách quản lý hàng hóa

Hướng dẫn về chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong trường hợp DN kết thúc hợp đồng cho thuê tài chính, hàng đưa hàng hóa ra khỏi DN chế xuất, Tổng cục Hải quan phân tích: Căn cứ khoản 5 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018) thì hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế Giá trị gia tăng, thuế Bảo vệ môi trường hoặc miễn thuế hoặc áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối theo hạn ngạch thuế quan và đã được giải phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó có thay đổi về đối tượng không chịu thuế hoặc mục đích được miễn thuế; áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối theo hạn ngạch thuế quan; hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa tạm nhập – tái xuất đã giải phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa thì phải khai tờ khai hải quan mới.

Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới trừ trường họp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai ban đầu.

Đối chiếu các quy định trên, Tổng cục Hải quan cho biết, trường hợp hàng hóa của DN khi thay đổi về đối tượng không chịu thuế nhập khẩu, không chịu thuế Giá trị gia tăng của hàng hóa thì DN phải khai trên tờ khai mới; chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới; trừ trường hợp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai ban đầu.

Nếu hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, khi chuyến tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng cũng phải được cơ quan cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu đồng ý bằng văn bản đối với hàng hóa theo quy định của pháp luật phải có giấy phép khi thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 21 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính.

Khai mã loại hình và trị giá hải quan

Hướng dẫn về mã loại hình, Tổng cục Hải quan cho biết, trường hợp hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế, hàng hóa được ân hạn thuế hoặc áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt sau đó thay đổi đối tượng không chịu thuế hoặc mục đích miễn thuế, xét miễn thuế, áp dụng thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt, hoặc không được ân hạn thì công ty sử dụng mã loại hình A42 (chuyển tiêu thụ nội địa khác) theo công văn số 2765/TCHQ-GSQL ngày 01/4/2015 của Tổng cục Hải quan.

Đối với việc khai báo trị giá hải quan, Tổng cục Hải quan cũng cho biết, việc xác định trị giá hải quan của hàng hóa trong trường hợp DN kết thúc hợp đồng cho thuê tài chính, hàng đưa hàng hóa ra khỏi DN chế xuất thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 60/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2015/TT-BTC (có hiệu lực thực hiện từ ngày 15/10/2019). Theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 60/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019.

Theo đó, trường hợp hàng hóa thay đổi mục đích để bán, trị giá hải quan là trị giá khai báo được xác định trên cơ sở giá thực tế bán. Trường hợp cơ quan Hải quan có căn cứ xác định trị giá khai báo không phù hợp thì xác định trị giá hải quan theo phương pháp xác định trị giá quy định tại Thông tư này, phù hợp với thực tế hàng hóa;

Trường hợp hàng hóa thay đổi mục đích nhưng không bán, trị giá hải quan là trị giá khai báo. Trường hợp cơ quan Hải quan có căn cứ xác định trị giá khai báo không phù hợp thì xác định trị giá hải quan theo phương pháp xác định trị giá quy định tại Thông tư này, phù hợp với thực tế hàng hóa.

Tính thuế với hàng tồn kho của DN chế xuất chuyển đổi loại hìnhKhi DN chế xuất chuyển đổi loại hình sang DN không hưởng chế độ DN chế xuất, trường hợp DN thay đổi mục đích sử dụng đối với hàng hóa tồn kho được xử lý như sau:Đối với tài sản cố định và công cụ dụng cụ, DN chuyển đổi mục đích sử dụng đối với tài sản cố định, công cụ, dụng cụ nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế thì phải kê khai nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định. Chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới.

Tuy nhiên, tại khoản 10 Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định thì: “trong trường hợp đặc biệt khác, Cục Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo Tổng cục hải quan để báo cáo Bộ Tài chính xem xét, quyết định đối với từng trường hợp cụ thể phù hợp với nguyên tắc xác định trị giá hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.”

Vì vậy, để có cơ sở báo cáo Bộ Tài chính theo quy định tại khoản 10 Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC, DN cần gửi báo cáo vướng mắc đến Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi đăng ký tờ khai để đề xuất, báo cáo Tổng cục Hải quan báo cáo Bộ Tài chính xử lý vướng mắc cho Công ty.

Đối với hàng hóa của DN chế xuất mua nội địa theo loại hình nhập kinh doanh sản xuất (A12).

Trường hợp đối tác của DN chế xuất đăng ký tờ khai xuất khẩu tại chỗ theo loại hình E62 (xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu) hoặc đăng ký tờ khai xuất khẩu tại chỗ theo loại hình B11 (xuất kinh doanh), DN mở tờ khai nhập khẩu tại chỗ. Khi DN chuyển đổi loại hình sang DN không hưởng chế độ DN chế xuất, hàng hóa của Công ty được xác định là đưa từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước, Công ty thực hiện đăng ký tờ khai hải quan mới, kê khai nộp đủ các loại thuế theo quy định đối với hàng hóa còn tồn kho.

Thu Trang  (Theo nguồn Báo Hải Quan 14:01 | 02/10/2019)
Please contact with us:
PHAM LE TRADING & LOGISTICS COMPANY LIMITED
Kim Pham – Phone: 0917474043
Email: kim.pham@phamle.com.vn / binhvj@gmail.com

706 views