Các nguyên tắc Phân loại mã số HS hàng hóa

Quy tắc 1: Link quy tắc 1       Quy tắc 4: Link quy tắc 4
Quy tắc 2: Link quy tắc 2       Quy tắc 5: Link quy tắc 5
Quy tắc 3: Link quy tắc 3       Quy tắc 6: Link quy tắc 6

CÁC NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH

- PHÂN LOẠI – ÁP MÃ HS (HS CODE) HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU

Nguyên tắc chung Khi phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải dựa vào:- Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.(Thông tư số 156/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính : Về việc ban hành Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam).
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi; Biểu thuế xuất khẩu
- 6 Quy tắc tổng quát của Công ước HS
- Chú giải bắt buộc của Công ước HS
- Chú giải bổ sung Danh mục thuế quan hài hòa Asean (AHTN).
- Chú giải chi tiết Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá (HS).

       Căn cứ phân loại

Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể của hàng hoá mà dựa vào một hay nhiều căn cứ dưới đây để phân loại:

– Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; Biểu thuế nhập khẩu; Biểu thuế xuất khẩu.
– Thực tế hàng hoá;
– Tài liệu kỹ thuật, mô tả chi tiết hàng hoá, catalogue minh hoạ hàng hoá;
– Kết quả phân tích, giám định hàng hoá.

       Quy định nguyên tắc phân loại riêng đối với một số hàng hoá nhập khẩu cụ thể: 

Phân loại thiết bị toàn bộ, thiết bị đồng bộ.

Hàng hoá nhập khẩu là một tập hợp các máy móc thuộc các nhóm, phân nhóm hàng của các Chương 84, 85, 86, 88, 89, 90 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành được áp dụng nguyên tắc phân loại theo máy chính để tính thuế nhập khẩu.

Đối với lô hàng thiết bị toàn bộ gồm nhiều tập hợp máy móc, dây chuyền khác nhau, trong đó mỗi tập hợp dây chuyền có một máy chính thì phân loại lô hàng nhập khẩu thành từng nhóm các máy móc thiết bị tương ứng với từng dây chuyền để tính thuế theo nguyên tắc trên.

Trường hợp máy chính có mức thuế nhập khẩu cao hơn các máy móc thiết bị khác thì các doanh nghiệp được lựa chọn việc áp dụng cách phân loại theo máy chính hoặc phân loại theo từng máy.

Nếu lô hàng thiết bị toàn bộ, thiết bị đồng bộ nhập bao gồm cả vật tư, nguyên liệu, vật liệu, phụ liệu, nhiên liệu, nhà xưởng, ô tô thì không áp dụng nguyên tắc phân loại theo máy chính đối với vật tư, nguyên liệu, vật liệu, phụ liệu, nhiên liệu, nhà xưởng, ô tô.

Thiết bị toàn bộ, đồng bộ được nhập khẩu từ một hoặc nhiều thị trường khác nhau, có xuất xứ từ một hoặc nhiều nước, nhập về cùng hoặc không cùng chuyến, phải tạo thành tổ hợp hoặc dây chuyền hoạt động đồng bộ. Thiết bị có thể vừa được nhập khẩu vừa tự sản xuất hoặc mua trong nước nhưng phải đáp ứng 3 điều kiện: máy chính phải được nhập khẩu; tập hợp các máy móc, thiết bị vừa nhập khẩu vừa tự sản xuất hoặc mua trong nước phải tạo thành tổ hợp hoặc dây chuyền hoạt động đồng bộ; đối tượng sử dụng máy móc phải tự kê khai và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai này.

Hồ sơ phải nộp: luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc Dự án đầu tư được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt ghi rõ tên máy móc thiết bị nhập khẩu, sản xuất hoặc mua trong nước; văn bản xác nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành về máy chính của lô hàng; hợp đồng nhập khẩu, bảng kê chi tiết hàng hoá và các chứng từ khác (nếu có).

Phân loại linh kiện rời mặt hàng cơ khí, điện, điện tử:

Bộ linh kiện rời đồng bộ và không đồng bộ để lắp ráp các mặt hàng cơ khí, điện, điện tử (các chi tiết linh kiện rời có thể là những sản phẩm đã hoàn thiện nhưng chưa được lắp ráp hoặc chưa phải là sản phẩm hoàn thiện nhưng đã có đặc trưng cơ bản của thành phẩm để lắp ráp với nhau bằng các phương tiện lắp ráp đơn giản như vít, bu lông, ê cu hoặc có thể bằng đinh tán hoặc hàn), thực hiện phân loại theo nguyên tắc sau đây:

– Trường hợp nhập khẩu các chi tiết, linh kiện rời đồng bộ, phân loại vào nhóm/ phân nhóm/ mã số và mức thuế suất quy định cho mặt hàng nguyên chiếc.
– Trường hợp nhập khẩu các chi tiết, linh kiện rời không đồng bộ, phân loại theo từng nhóm/phân nhóm/mã số và mức thuế suất quy định cho từng chi tiết, linh kiện.

Phân loại bộ linh kiện nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hoá

Đối với bộ linh kiện không đồng bộ mà doanh nghiệp đăng ký thực hiện chính sách ưu đãi thuế theo tỷ lệ nội địa hoá, khi nhập khẩu sẽ được áp dụng chung một mức thuế suất ưu đãi theo tỷ lệ nội địa hoá cho toàn bộ danh mục chi tiết linh kiện nhập khẩu.

Phân loại hàng hoá khi làm thủ tục XNK.

Người khai Hải quan có trách nhiệm phân loại hàng hoá (xác định chính xác tên gọi, mô tả và mã số hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu) trên tờ khai hải quan và chịu trách nhiệm về việc phân loại đó.

Trường hợp không tự phân loại được hàng hoá, nếu không đề nghị cơ quan hải quan phân loại trước khi làm thủ tục thì có thể đề nghị một cơ quan, tổ chức giám định chuyên ngành giám định làm cơ sở cho người khai hải quan thực hiện việc phân loại và khai báo hải quan.

Trường hợp người khai hải quan không nhất trí với kết luận phân loại của cơ quan hải quan thì có thể khiếu nại theo quy định.

Khi làm thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, cơ quan hải quan tham khảo phân loại trên khai báo của người khai hải quan để làm thủ tục, nếu không chấp nhận phân loại của người khai hải quan thì phân loại lại theo quy định. Trường hợp cơ quan hải quan không phân loại được thì đề nghị Trung tâm phân tích, phân loại hàng hoá trực thuộc Tổng cục Hải quan phân loại. Kết luận phân loại hàng hoá của Trung tâm PTPL là cơ sở để Chi cục Hải quan làm thủ tục hải quan.
6 SÁU QUI TẮC TỔNG QUÁT 

Giải thích việc phân loại hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.Việc phân loại hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam phải tuân theo các qui tắc sau:

Qui tắc phân loại hàng hoá (áp mã HS) 1:

Tên cuả các phần, của chương hoặc của phân chương được đưa ra chỉ nhằm mục đích dễ tra cứu. Để đảm bảo tính pháp lý, việc phân loại hàng hóa phải được xác định theo nội dung của từng nhóm và bất cứ chú giải của các phần, chương liên quan và theo các qui tắc dưới đây nếu các nhóm hoặc các chú giải đó không có yêu cầu nào khác.

Chú giải qui tắc 1:

(I) Hàng hóa là đối tượng của thương mại quốc tế được sắp xếp một cách có hệ thống trong Danh mục của Hệ thống hài hòa theo các phần, chương và phân chương. Tên của phần, chương và phân chương được ghi ngắn gọn, súc tích để chỉ ra loại hoặc chủng loại hàng hóa được xếp trong đó. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp vì sự đa dạng của chủng loại và số lượng hàng hóa nên tên các phần, chương và phân chương không thể bao trùm hết toàn bộ hoặc liệt kê hết các hàng hóa trong đề mục đó.

(II) Ngay đầu qui tắc 1 qui định rằng những tên đề mục “chỉ nhằm mục đích dễ tra cứu”. Điều đó có nghĩa là tên các phần, chương và phân chương không có giá trị pháp lý trong việc phân loại hàng hóa.

(III) Phần thứ hai của qui tắc này qui định rằng việc phân loại hàng hóa được xác định theo:

(a) Nội dung của nhóm hàng và bất cứ chú giải phần hoặc chương nào có liên quan, và

(b) Các qui tắc 2,3,4 và 5 khi nội dung nhóm hàng hoặc các chú giải không có yêu cầu nào khác.

(IV) Rất nhiều hàng hóa có thể được phân loại trong Danh mục mà không cần xem xét thêm bất cứ qui tắc giải thích nào, nghĩa là chúng đã thể hiện rõ ràng theo chú giải qui tắc 1 nêu tại mục (III) (a). Ví dụ: Ngựa sống (nhóm 01.01), dược phẩm được nêu cụ thể trong chú giải 4 của chương 30 (nhóm 30.06).

(V) Trong chú giải qui tắc 1 phần (III) (b) có nêu “khi nội dung nhóm hàng hoặc các chú giải không có yêu cầu nào khác” là nhằm khẳng định rằng nội dung của nhóm hàng và bất kỳ chú giải phần hoặc chương nào có liên quan có giá trị tối cao, nghĩa là chúng phải được xem xét trước tiên khi phân loại.

          Ví dụ: Ở chương 31, các chú giải nêu rằng các nhóm nhất định chỉ liên quan đến những hàng hóa nhất định. Vì vậy, những nhóm hàng đó không được mở rộng cho những mặt hàng khác bằng việc áp dụng qui tắc 2 (b).

————————————————————————————-

Phụ lục 2: (Ban hành kèm theo Thông tư số 49/2010/TT-BTC ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Bộ Tài chính)

21029 views