Kênh đào Suez bị tắc nghẽn, chuỗi cung ứng toàn cầu thêm căng thẳng

(KTSG Online) – Đà phục hồi của các nền kinh tế đứng đầu là Mỹ và cơn bùng nổ nhu cầu hàng hóa tiêu dùng đang gây sức ép lớn lên các nhà máy và chuỗi cung ứng trên toàn cầu, vốn đang căng thẳng với hàng loạt sự cố gián đoạn nghiêm trọng, bao gồm kênh đào Suez bị tắc nghẽn trong tuần này.

Công nhân lắp xe tải van tại một nhà máy ở Jandelsbrunn, Đức. Trong tháng 3, Đức ghi nhận sản lượng nhà máy tăng lên mức cao nhất trong lịch sử . Ảnh: Reuters

 

Các nhà máy trên toàn cầu chịu sức ép lớn

Tình trạng thiếu hụt linh kiện là vấn đề cấp cách nhất trong ngành công nghiệp ô tô khi các hãng xe đồng loạt cắt giảm sản lượng do nguồn cung chip bị hạn chế. Nhưng gần đây, những khó khăn trong việc tiếp cận nguyên liệu thô và các hàng hóa đầu vào khác càng chồng chất bởi một một loạt sự cố gián đoạn nghiêm trọng ở các chuỗi cung ứng và logistics.

Sự cố gần đây nhất là việc kênh đào Suez ở Ai Cập bị tắc nghẽn vì một tàu container khổng lồ bị mắc cạn ở nơi đây vào hôm 23-3. Kênh đào Suez là tuyến thông thương quan trọng và nhộn nhịp bậc nhất thế giới.

Khoảng 12% thương mại toàn cầu đi qua kênh đào Suez, con kênh kết nối Địa Trung Hải với Biển Đỏ và là tuyến đường biển ngắn nhất giữa châu Á và châu Âu. Gần 19.000 tàu đi qua kênh đào này trong năm 2020, tức trung bình khoảng 51,5 tàu mỗi ngày, theo Cơ quan quản lý kênh đào Suez.

Cuối tuần trước, một vụ hỏa hoạn lớn xảy ra ở nhà máy sản xuất chip ô tô ở TP Hitachinaka, phía đông bắc Tokyo, Nhật Bản. Nhà máy này thuộc sở hữu một công ty con của hãng bán dẫn Renesas Electronics. Vụ hỏa hoạn thiêu rụi nhiều thiết bị quan trọng và cần ít nhất một tháng để phục hồi đầy đủ các hoạt động. Đây là một trong nhà máy sản xuất chip ô tô lớn nhất thế giới. Vụ hỏa hoạn này gây đau dầu thêm cho các hãng xe vốn đã phải cắt giảm sản lượng vì thiếu chip.

Tăng trưởng nóng của nền kinh tế lớn nhất thế giới đang gây áp lực cho các chuỗi cung ứng trên khắp toàn cầu mà các công ty đa quốc gia đang dựa vào để sản xuất mọi thứ từ xe đạp tập thể dục cho đến đồ nội thất.Kết quả khảo sát của hãng nghiên cứu thị trường IHS Markit, công bố hôm 24-3 cho thấy các nhà sản xuất trên toàn cầu đang bị trì hoãn thời hạn giao nguyên liệu thô và các hàng hóa đầu vào khác, khiến đơn hàng tồn đọng gia tăng.

Tháng trước, thời biết băng giá kỷ lục ở bang Texas, Mỹ, gây mất điện trên diện rộng, dẫn dến hàng loạt nhà máy ở trung tâm hóa dầu lớn nhất thế giới phải đóng cửa. Cho đến nay, nhiều nhà máy hóa dầu ở đây vẫn chưa thể hoạt động trở lại. Biến cố thời tiết này đã đẩy giá nhựa PVC xuất khẩu của Mỹ lên mức cao kỷ lục.

Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) dự báo kinh tế Mỹ phục hồi nhanh hơn dự báo cách đây ít tháng. Fed cho rằng chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 và hàng ngàn tỉ đô la kích thích tài khóa sẽ thúc đẩy nền kinh tế Mỹ tăng trưởng nhanh nhất trong hơn 30 năm.

Tại Mỹ, có những dấu hiệu thấy tình trạng thiếu hụt nguyên liệu và linh kiện đang gây căng thẳng cho các nhà máy. Sản lượng của họ tăng chậm nhất trong 5 tháng qua, một phần là do thiếu nguyên liệu thô, trong khi đó, đơn hàng mới mà họ nhận được tăng nhanh nhất trong gần 7 năm qua.

IHS Markit cho biết các lãnh đạo doanh nghiệp sản xuất Mỹ ghi nhận họ đang đối mặt tình trạng gián đoạn nguồn cung nghiêm trọng nhất kể từ năm 2007. Các nhà kinh tế và các ngân hàng trung ương cho rằng tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu có thể sắp lắng dịu vì các nhà sản xuất chip và các linh kiện tương đối khan hiếm khác đang mở rộng công suất.

Một tàu container khổng lồ bị mắc cạn và nằm chắn ngang kênh đào Suez vào hôm 23-3. Ảnh: CNN

Các nhà sản xuất không theo kịp nhu cầu

Sản lượng của các nhà máy trên toàn cầu bắt đầu cải thiện kể từ tháng 5-2020 và đến tháng 12, phục hồi về mức trước đại dịch. Nhu cầu hàng hóa bật dậy nhanh chóng này đã khiến nhiều nhà sản xuất và nhà cung cấp không kịp trở tay.

Nhà kinh tế Veronica Clark ở Ngân hàng Citigroup cho biết sức ép giá cả hàng hóa tăng dần ở Mỹ trong 5 tháng qua khi các gói cứu trợ kinh tế bổ sung thêm thu nhập cho các hộ gia đình và đầu tư kinh doanh cải thiện.

Một số nhà kinh tế lo ngại giá cả hàng hóa đắt đỏ hơn có thể đẩy lạm phát tăng nhanh, dẫn đến khả năng Fed nâng lãi suất sớm hơn dự kiến. Trong tháng 1-2020, chi tiêu mua sắm hàng hóa của người tiêu dùng Mỹ tăng gần 10% so với cùng kỳ năm ngoái, theo Bộ Thương mại Mỹ.

Nhu cầu tăng vọt khiến các cảng biển ở Mỹ bị tắc nghẽn với hàng chục ngàn container trên các tàu đang chờ bốc dỡ.
“Các nhà sản xuất ngày càng không thể theo kịp nhu cầu, chủ yếu vì tình trạng gián đoạn chuỗi ung cứng và chậm trễ bốc dỡ hàng ở các cảng”, Chris Williamson, nhà kinh doanh trưởng của IHS Markit, nói.

Tại Đức, một trong những cường quốc sản xuất công nghiệp của thế giới, cuộc khảo sát ý kiến của các nhà quản trị mua hàng cho thấy hoạt động ở các nhà máy của họ trong tháng 3 tăng lên mức kỷ lục với chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất đạt 66,6 điểm, mức cao nhất kể từ khi dữ liệu được thống kê vào năm 1996.

Đó là tin tức tốt lành cho nền kinh tế châu Âu, nơi đang triển khai đột phong tỏa mới do số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tái trỗi dậy lần thứ ba.

Trong 6 tháng qua, nền kinh tế châu Âu đang vận hành theo hai tốc độ. Trong khi ngành sản xuất của khu vực này tăng trưởng nhanh chóng, hoạt động trong ngành dịch vụ rộng lớn hơn lại suy giảm. Tuy nhiên, điều bất ngờ đối với các nhà kinh tế là hoạt động sản xuất ở châu Âu trong tháng 3 tăng mạnh đến mức đủ bù đắp cho sự suy giảm trong các ngành dịch vụ, mở ra triển vọng tăng trưởng trở lại sau khi nền kinh tế của khu vực sử dụng đồng euro (euzone) được dự giảm suy giảm trong quí 1-2021.

Ở nơi nơi khác trên toàn cầu, các nhà sản xuất cũng đang phục hồi mạnh mẽ hơn các nhà cung cấp dịch vụ, phản ánh một thực tế nhiều người tiêu dùng hạn chế sử dụng các dịch vụ tiếp xúc trực diện vì lo ngại lây nhiễm virus SARS-CoV-2.

Khi tốc độ tiêm chủng vaccine Covid-19 trên thế giới tăng tốc, tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng sẽ giảm dần và sức ép giá cả hàng hóa liên quan cũng sẽ hạ nhiệt, theo Oren Klachkin, nhà kinh tế ở Công ty tư vấn Oxford Economics.

Tại Úc, các nhà sản xuất ghi nhận mức tăng giá nhập khẩu mạnh nhất trong lịch sử mà rằng nguyên nhân là do chuỗi cung ứng của họ bị tắc nghẽn.

Tại khu vực đồng euro, các nhà quản lý nhà máy báo cáo mức tăng giá hàng hóa đầu vào nhanh nhất trong một thập kỷ và cho biết thời gian chờ giao hàng hóa đầu vào lên mức lâu nhất trong lịch sử 23 năm khảo sát của IHS Markit.

Theo Wall Street Journal
Chánh Tài  ( Theo nguồn Thời báo kinh tế Sài Gòn Thứ Năm,  25/3/2021, 21:32 )
Link:  https://www.thesaigontimes.vn/314892/kenh-dao-suez-bi-tac-nghen-chuoi-cung-ung-toan-cau-them-cang-thang.html?fbclid=IwAR3poVVqVqe6eESBVOZbfzA6_7_kBxFoagKocmm9zxiVzZoXi4KZ4UArbo0
Please contact with us:
PHAM LE TRADING & LOGISTICS COMPANY LIMITED
Kim Pham – Phone: 0917474043
Email: kim.pham@phamle.com.vn / binhvj@gmail.com

341 views