CPO – GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT

Cách đây không lâu, một tập đoàn hàng đầu châu Âu đến Việt Nam đặt vấn đề gia công sản phẩm với một công ty tại Việt Nam vì biết công ty này có cùng loại dây chuyền máy móc thiết bị và kỳ vọng rằng giá thành sản xuất ở công ty này sẽ rất thấp. Nhưng sau khi bàn bạc về giá cả và chi phí thì mới vỡ lẽ ra rằng giá thành sản xuất tại Việt Nam lại cao hơn gần gấp rưỡi so với giá thành sản xuất tại Mỹ và châu Âu.

Nghĩa là, cùng một dây chuyền sản xuất, giá nguyên liệu tương đương và chi phí nhân công rẻ hơn, nhưng lại cho ra hai giá thành sản phẩm khác xa nhau. Tại sao lại có chuyện nghịch lý như thế? Vậy đâu là nguyên nhân?

Câu trả lời nằm ở khả năng quản trị sản xuất / quản trị nhà máy của công ty này.

Ngày nay, cho dù là một nhà máy khổng lồ hay một cơ sở sản xuất nhỏ, vấn đề quản trị sản xuất đã được nâng lên thành một “công nghệ”, gọi là công nghệ quản lý sản xuất(CNQLSX). Chính CNQLSX này sẽ giúp cho Giám đốc Sản xuất (GĐSX) tiết kiệm được bao nhiêu năm mày mò học hỏi, với biết bao cạy cục thử sai trong việc quản lý toàn bộ mọi hoạt động của nhà máy. Thêm nữa, CNQLSX không chỉ giúp GĐSX quản lý nhà máy một cách nhẹ nhàng hơn, mà còn giúp cho doanh nghiệp tiết giảm được nhiều chi phí trong các khâu sản xuất nhằm đạt được năng suất sản xuất tối ưu và giá thành sản phẩm luôn ở mức thấp nhất có thể.

Triển khai chương trình đào tạo “Giám đốc Sản xuất Chuyên nghiệp” / “Chief Production Officer” (gọi tắt là “CPO”) với mong muốn giúp bạn dễ dàng đưa những công nghệ quản lý sản xuất tiên tiến nhất và hiệu quả nhất của các tập đoàn hàng đầu thế giới vào doanh nghiệp của mình (bất kể doanh nghiệp của bạn đã là doanh nghiệp lớn, hay vẫn còn ở quy mô vừa và nhỏ).

CPO là một trong số những chương trình đào tạo đặc biệt , bên cạnh các chương trình đào tạo hàng đầu khác như:

“Giám đốc Điều hành” (CEO),

“Giám đốc Tài chính” (CFO),

“Giám đốc Nhân sự” (CHRO),

“Giám đốc Kinh doanh” (CCO),

“Giám đốc  Marketing” (CMO),

“Giám đốc Dự án” (Project Manager),

Mini-MBA, Năng lực Quản trị cho Quản lý Cấp trung (MMM),

Công nghệ Tái lập Hệ thống Quản lý Doanh Nghiệp (CMS),

Nâng cao Năng lực Lãnh đạo (LDP), Văn hóa Doanh Nghiệp,

Chiến lược Công ty,…

Sứ mạng của chương trình là nhằm góp phần xây dựng và phát triển một lực lượng quản trị sản xuất / quản trị nhà máy chuyên nghiệp cho cộng đồng doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam.

Để thực hiện được mục tiêu này, chương trình CPO sẽ bao gồm những nội dung chính sau đây:

(1) Chân dung CPO;

(2) Tổ chức Phân xưởng / Nhà máy sản xuất;

(3) Chiến lược và kế hoạch sản xuất;

(4) Quản lý sản xuất và Kiểm soát chi phí;

(5) Quản lý chất lượng;

(6) Quản lý hậu cần sản xuất;

(7) Một số mô hình quản lý sản xuất tiên tiến;

(8) Quản lý đội ngũ (trong sản xuất);

(9) Đánh giá nhân sự trong sản xuất;

(10) Quản trị cuộc đời.

 

Thông tin dịch vụ về Logistics:

 Kho ngoại Quan là thế nào?

Thủ tục Hải quan ?

Đại lý môi giới thương mại?

Lưu kho và phân phối Hàng hóa

Vận chuyển đường Hàng không

Vận chuyển đường Biển

1601 views