CEO – GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
Với tinh thần “thực học để khai sáng, thực học để lãnh đạo“, sẽ có một ngày doanh trí Việt Nam vươn lên ngang tầm doanh trí thế giới. Ngày đó, doanh nghiệp Việt Nam sẽ đủ năng lực đua tranh cùng doanh nghiệp thế giới trong việc giải quyết những vấn đề của thế giới. Ngày đó, dân tộc Việt Nam ta sẽ mạnh mẽ hơn trong cuộc đua tranh cùng với các dân tộc khác trên toàn thế giới.
Đâu là lời giải cho bài toán “quốc tế hóa trình độ” nguồn nhân lực quản lý và lãnh đạo ở Việt Nam?
Theo mô hình “Phát triển lãnh đạo” đặc biệt, chương trình đào tạo CEO sẽ trang bị những tri thức toàn diện nhất, những năng lực căn cơ nhất mà một CEO cần phải có; đồng thời, chương trình này cũng là một lời giải cho bài toán “quốc tế hóa trình độ” nguồn nhân lực quản lý và lãnh đạo ở Việt Nam.
Mặc dù đây chỉ là một cách dẫn chuyện, nhưng câu hỏi này lúc đó, đã gây không ít thắc mắc cũng như nhận được nhiều phản ứng khác nhau từ dư luận, người đọc. Bởi vì, ở thời điểm hơn chục năm trước, ngay cả chuyện được làm việc trong các tập đoàn đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam cũng đã là một việc rất khó và là mơ ước của không ít người, vậy thì nói gì đến việc “làm giám đốc” trong các tập đoàn đó hay người Việt làm giám đốc ở các nước khác. Chuyện viển vông!?!
Tuy nhiên, “chuyện viển vông” đã không còn viển vông nữa. Bởi sau nhiều năm kể từ ngày đặt ra câu hỏi đó, hiện đã có nhiều người Việt Nam đang nắm giữ những trọng trách trong các tập đoàn đa quốc gia. Và cũng có cả những người Việt có khả năng dẫn dắt doanh nghiệp của mình cạnh tranh hiệu quả với các doanh nghiệp quốc tế. Mặc dù vẫn còn những “khoảng cách” cần phải rút ngắn so với thế giới, nhưng chúng ta có thể tự hào về điều này!
Tất nhiên, không hẳn là tự hào về câu chuyện “Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu giám đốc”, vì làm cho “Ta” hay làm cho “Tây”, làm sếp hay làm lính, làm chủ hay làm thuê, làm quan hay làm dân… đều không quan trọng; làm ở Việt Nam hay ra nước ngoài làm… cũng chưa phải là điều quan trọng, mà quan trọng là làm cái gì mà mình giỏi nhất, tạo ra giá trị lớn nhất (giá trị vật chất, giá trị tinh thần) và phù hợp với cái chất của con người mình nhất.
Điều khiến chúng ta thật sự tự hào, đó là “Trình độ quản lý và trình độ chuyên môn của người Việt ta đang từng bước vươn lên ngang tầm quốc tế”, đó là “Nỗ lực quốc tế hóa trình độ nguồn nhân lực cao cấp” của Việt Nam ta đã bắt đầu có kết quả.
Nang lực căn cơ nhất mà một CEO cần phải có; và đương nhiên, chương trình sẽ tiếp tục đồng hành trên chặng đường “quốc tế hóa trình độ nguồn nhân lực cao cấp” (nhất là nhân lực quản lý, lãnh đạo) đã bước đầu gặt hái được những thành quả tích cực của người Việt ta.
Thông tin dịch vụ về Logistics: