Vì sao những ổ nhóm hàng giả “khủng” khó phát hiện?

Sở dĩ các ổ nhóm, tụ điểm buôn bán hàng giả, hàng nhái, nhất là trên không gian mạng khó phát hiện, hoặc phải trinh sát thời gian rất lâu mới triệt phá được là vì các đối tượng buôn bán hàng giả sử dụng các thủ đoạn rất tinh vi.

Tiết lộ mức giá túi Hermès “fake” khiến nhiều người giật mình

Liên quan vụ triệt phá hàng giả, hàng nhái thương hiệu Hermès, LV, Chanel lớn nhất miền Bắc, có trụ sở tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, trao đổi với Lao Động, một lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, đến thời điểm này vẫn chưa liên lạc được với chủ kho hàng.

Tổ 368 Tổng cục Quản lý thị trường hiện vẫn đang phối hợp với các lực lượng chức năng tạm giữ và niêm phong toàn bộ số hàng hóa vi phạm để mở rộng điều tra, làm rõ, từ đó xử lý theo đúng quy định.

Cũng theo vị này, số lượng hàng hóa rất lớn nên việc kiểm đếm sẽ mất nhiều thời gian. Mặc dù chưa có thống kê chính xác số lượng hàng hoá, song lực lượng quản lý thị trường đã phải dùng tới 10 xe 3,5 tấn mới di chuyển hết số hàng vi phạm.

Được biết, tại hệ thống bán hàng online của kho hàng vừa bị triệt phá nêu trên, giá mỗi chiếc túi được bán giá ở mức siêu rẻ, dao động từ 300.000 – 500.000 đồng/chiếc.

 

Sản phẩm chính hãng (túi giữa) được đại diện chủ thể quyền Hermès mang đến hiện trường để so sánh. Ảnh: DMS

Sản phẩm chính hãng (túi giữa) được đại diện chủ thể quyền Hermès mang đến hiện trường để so sánh. Ảnh: DMS

Các sản phẩm này được bán trên The Queen Shop; Trang Anna (The Queen); Dung Vũ (Boss The Queen); The Queen – Chuyên túi VIP; Dương Vũ Xuân; The Queen – Đại Dương – Sỉ lẻ túi xách; Kho Túi xách – Hàng Quảng Châu…

Hàng chục tài khoản được thay nhau sử dụng để né tránh sự kiểm tra của các cơ quan chức năng và đơn vị vận chuyển khi bị tố cáo và chặn tài khoản vì vi phạm. Cơ quan chức năng hiện vẫn chưa thông tin về nguồn gốc nhập số hàng nêu trên.

Tại sao hàng giả khó phát hiện?

Vụ việc trên không phải là kho hàng lậu duy nhất liên quan đến hoạt động bán hàng qua mạng bị triệt phá. Đầu tháng 7.2020, Tổng cục QLTT đã “tấn công” vào 1 kho hàng lậu rộng hơn 10.000 m2 tại TP.Lào Cai. Bên trong kho chứa hàng nghìn sản phẩm thời trang, giày dép, kính mắt với nhiều loại khác nhau và mang thương hiệu của các hãng lớn như Adidas, Nike, Chanel…, đa số có xuất xứ từ Trung Quốc.

Nhận định về vấn đề này, ông Nguyễn Kỳ Minh – Phó chánh văn phòng Tổng cục QLTT – cho biết, thời gian gần đây, hoạt động kinh doanh bán hàng trên mạng gia tăng, tiềm ẩn nguy cơ buôn bán hàng cấm, hàng lậu, hàng kém chất lượng, làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính và quyền lợi người tiêu dùng.

Những sản phẩm “nhái” được bán giá chỉ vài trăm nghìn đồng/chiếc. Ảnh chụp màn hìnhHàng giả, hàng nhái được bán giá chỉ vài trăm nghìn đồng/chiếc. Ảnh chụp màn hình

Nói về các thủ đoạn tinh vi của các đối tượng buôn bán hàng giả, hàng lậu nhằm qua mặt cơ quan chức năng, ông Minh, cho biết, các trang mạng, một số đối tượng buôn bán hàng giả thường sử dụng các hình ảnh có thể hàng thật, hàng chính hãng để quảng cáo, chào bán với giá rẻ hơn rất nhiều so với các cửa hàng, địa chỉ bán hàng chính hãng, nhằm lôi kéo người tiêu dùng.

Để qua mắt người tiêu dùng, các đối tượng thường sử dụng một địa chỉ không liên quan, địa chỉ không có thật, hoặc giả mạo địa chỉ để giao dịch, nhưng tập kết, tàng trữ hàng hóa tại nhiều địa điểm khác nhau hoặc kết hợp vừa làm nơi giao dịch vừa làm nơi ở, cất giấu hàng hóa nên khó khăn cho công tác điều tra, trinh sát, kiểm tra, bắt giữ và xử lý hành vi vi phạm.

Các đối tượng thường lập nhiều tài khoản facebook và chạy quảng cáo, ảnh chụp sản phẩm tương đối chuyên nghiệp và không có địa chỉ, số điện thoại hoặc địa chỉ chung chung, khi khách hàng hỏi thì chỉ nhận inbox (nhắn tin riêng); một số người

nổi tiếng thường xuyên chia sẻ, livestream và đăng các bài quảng cáo các sản phẩm.

Để ngăn chặn hàng giả, hàng nhái, ông Minh cho biết, các sàn thương mại điện tử, trang mạng xã hội phải nâng cao trách nhiệm trong sàng lọc, phòng ngừa, ngăn chặn đối với các tài khoản không cung cấp đầy đủ thông tin, các tài khoản có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa vi phạm.

Đặc biệt, cần có quy định sàn thương mại điện tử và người bán hàng trên sàn thương mại điện tử phải thống kê, lưu giữ các giao dịch trên hệ thống để phục vụ việc truy xuất các giao dịch và nguồn gốc hàng hóa để tăng trách nhiệm.

ANH TUẤN ( Theo nguồn báo Lao Động LĐO | 

389 views