NHỮNG THAY ĐỔI TRONG INCOTERMS 2020 – HIỆU LỰC TỪ 01/01/2020

Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) đưa ra bản soạn thảo INCOTERMS 2020 với những nội dung thay đổi đáng chú ý như sau:

✔ Loại bỏ EXW (Ex works), DDP (Delivered Duty Paid), FAS (Free Alongside Ship)
✔ Tách DDP thành hai điều kiện mới DTP (Delivered at Terminal Paid) và DPP (Delivered at Place Paid)
✔ Mở rộng điều kiện FCA một dành cho vận tải đường bộ và một dành cho vận tải đường biển
✔ Sửa đổi điều kiện FOB và CIFcó thể sử dụng cho hàng container như Incoterms 2000
✔ Bổ sung thêm điều khoản mới – CNI (Cost and Insurance) các rủi ro và trách nhiệm được chuyển giao từ người bán sang người mua tại cảng đi.

5 nội dung chính được đổi mới trong Incoterms 2020.
Bản Incoterms 2020 sẽ được ban hành và áp dụng vào ngày 01/01/2020. Hiện tại, bản dự thảo có rất nhiều thay đổi so với Incoterms 2010, trong đó có 5 nội dung chính được đổi mới

1.Loại bỏ 3 điều kiện EXW, DDP và FAS

Theo như dự thảo, 3 điều kiện nằm trong Incoterms 2010 bị loại bỏ hoàn toàn khỏi Incoterms 2020 bao gồm: EXW, DDP và FAS, vì 3 điều kiện được đánh giá không quá phổ biến và áp dụng khá độc lập cho các đối tượng.

Cụ thể: EXW- Ex Works – (Giao tại xưởng ) .

DDP – Delivered Duty Paid- (Giao đã nộp thuế): thường sử dụng đối với các hàng hóa như hàng mẫu, hay thủ tục được gửi qua công ty chuyển phát nhanh đến các địa chỉ cho người mua hàng.

Cả hai điều kiện EXW và DDP chủ yếu là được dùng trong thương mại trong nước.

FAS – Free Alongside Ship – Giao dọc mạn tàu:  thì có khá nhiều điểm tương đồng với điều kiện FCA- Free Carrie – (Giao cho người chuyên chở) nên ít được áp dụng trong thực tế mà thay vào đó là đièu kiện FCA, được sử dụng khi hàng hóa được giao tại cảng đi tại nước xuất khẩu. Việc thay thế FCA cho FAS  là có thể vì FCA có thể giao hàng tại bến cảng lý do là bến tàu là một phần bến cảng hàng hải. Trong khi đó, bất lợi khi sử dụng FAS là khi mà tàu đến trễ thì hàng phải chờ tại bến tàu trong vài ngày, còn nếu tàu đến sớm thì người bán khó sắp xếp hàng hóa kịp thời.

2.Tách điều kiện DDP thành 2 điều kiện mới khác

Việc loại bỏ điều kiện DDP- Delivered Duty Paid- (Giao hàng đã nộp thuế):  sẽ được thay thế thành hai điều kiện mới hoàn toàn đó là DTP – Delivered at Terminal Paid – (Giao tại ga đến đã thông quan) và DPP – Delivered at Place Paid (Giao tại nơi đến đã thông quan)

Theo quy định hiện tại thì trong điều kiện DDP quy định người bán phải nộp thuế hải quan ở nơi đến, bất kể hàng hóa được giao đến nơi đâu. Với điều kiện mới này người bán sẽ chịu trách nhiệm nộp thuế hải quan nhưng sẽ có sự phân biệt rõ hơn nơi giao hàng cuối cùng.

Với điều kiện DTP, người bán phải chịu chi phí liên quan đến vận tải bao gồm thuế hải quan khi hàng hóa được giao đến ga (có thể là cảng biển, cảng hàng không, trung tâm vận tải,…) tại nơi đến.

Với điều kiện DPP, người bán chịu trách nhiệm tất cả các chi phí liên quan đến vận tải bao gồm thuế hải quan khi hàng hóa được giao đến bất kỳ địa điểm nào khác không phải vận tải, ví dụ, địa chỉ của người mua.

3. Mở rộng điều kiện FCA

Trong xuất nhập khẩu, tỷ lệ sử dụng điều kiện FCA – Free Carrier – (Giao cho nhà chuyên chở) trong các giao dịch thương mại quốc tế chiếm tỷ lệ rất cao, lên đến 40% trong tổng số 11 điều kiện. Vì với điều kiện FCA có thể linh hoạt về địa điểm giao hàng và sử dụng được trong tất cả các phương thức vận tải, nên rất phù với điều kiện của phương thức vận tải đa phương thức.

Dựa vào bản dự thảo trong điều kiện Incoterms 2020, thì điều kiện FCA được mở rộng thêm thành 2 điều kiện, một là dành cho vận tải đường bộ và một là dành cho vận tải đường biển.

Việc đẩy mạnh mở rộng điều kiện FCA và loại bỏ đi điều kiện EXW nhằm giúp nhà xuất khẩu có thể kiểm soát được và hiểu hơn về các trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong việc thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu. Theo đó, người bán trong điều kiện này sẽ phải chịu trách nhiệm lớn hơn so với điều kiện EXW đồng thời người mua sẽ được bảo vệ nhiều hơn khi chuyển giao rủi ro.

4.Có những thay đổi trong điều kiện FOB và CIF

Mặc dù là hai điều kiện truyền thống trong thương mại hàng hóa xuất nhập khẩu, nhưng vẫn còn nhiều sự bất cập trong khi sử dụng. Các nhà xuất nhập khẩu vẫn ưu tiên sử dụng các điều kiện FOB – Free On Board – (Giao lên tàu) và CIF – Cost, Insurance and Freight – ( Trả cước, bảo hiểm tới bến )trong vận chuyển hàng hóa bằng container thay vì việc sử dụng hai điều kiện FCA- Free Carrier- (Giao cho nhà vận chuyển ) và CIP – Carriage and Insurance Paid – (Cước phí và bảo hiểm trả tới).

Vì hiện nay có đến hơn 80% hàng hóa trong vận chuyển quốc tế đều sử dụng container, cho nên, ban Dự thảo sẽ có những thay đổi trong điều kiện FOB và CIF để có những điều kiện sử dụng phù hợp với hàng hóa được vận chuyển theo phương thức này.

5. Thêm điều kiện mới CNI

Việc bổ sung điều kiện mới, theo ban Dự thảo là để bù đắp những điều kiện đang bị thiếu hụt hiện nay. Theo đó điều kiện CNI – Cost and Insurance -(Tiền hàng và bảo hiểm) là được thiết lập mới, bổ sung những thiếu hụt giữa điều kiện FCA và CFR- Cost and Freight- ( Trả cước đến bến )/ CIF – Cost, Insurence and Frieght – (Trả cước, Bảo hiểm tới bến ).

Điều kiện mới này sẽ không giống như FCA là việc người bán phải chịu chi bảo hiểm quốc tế, còn đối CFR/ CIF thì không gồm cước phí vận chuyển hàng hóa. Tương tự như những điều kiện *C* khác, trong điều kiện CNI , rủi ro và trách nhiệm được chuyển từ người bán sang người mua tại cảng đi. Người bán sẽ là người chịu trách nhiệm về việc mua bảo hiểm hàng hóa còn người mua là người sẽ chịu trách nhiệm rủi ro trong việc vận chuyển.

Sources  :     Logo ICCINTERNATIONAL CHAMBEROF COMMERCE
News.  Paris
Please contact with us:
PHAM LE TRADING & LOGISTICS COMPANY LIMITED
Kim Pham – Phone: 0917474043
Email: kim.pham@phamle.com.vn / binhvj@gmail.com

 

 

410 views