Cần có nguồn cung ổn định về bông Mỹ tại Việt Nam

(HQ Online) – Đó là kiến nghị của đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam với Hiệp hội Bông Mỹ tại sự kiện Ngày hội Cotton day do Hiệp hội Bông Mỹ (CCI) phối hợp với Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) tổ chức tại TPHCM chiều 12/7.
can co nguon cung on dinh ve bong my tai viet nam
Sản phẩm bông Mỹ được trưng bày trực tiếp tại sự kiện Ngày hội Cotton day 2019. Ảnh: Nguyễn Huế

Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas, bông Mỹ đang chiếm trên 50% tổng sản lượng nhập khẩu bông của Việt Nam từ các nước trên thế giới. Giữa Vitas và CCI cũng có mối quan hệ gắn bó trong nhiều năm qua. Hai bên đã xây dựng nhiều chương trình hành động nhằm hỗ trợ các nhà sản xuất bông Mỹ tiếp cận với các doanh nghiệp dệt của Việt Nam.

Điển hình như CCI đã tổ chức cho các doanh nghiệp Việt Nam tham quan trực tiếp tại các trang trại bông của Mỹ. Đồng thời, CCI cũng tổ chức Ngày hội cotton day hằng năm tại Việt Nam… Các hoạt động cụ thể này đã thể hiện tầm nhìn trong chiến lược phát triển dài hạn bền vững của ngành bông Mỹ tại Việt Nam

Việt Nam có nhiều lựa chọn nhập khẩu bông từ nhiều nước trên thế giới nhưng bông Mỹ vẫn là lựa chọn số 1 vì tuy Mỹ là nhà sản xuất Bông lớn nhất trên thế giới nhưng lại không phải là nhà sản xuất hàng dệt may lớn do vậy bông Mỹ sản xuất ra chủ yếu để xuất khẩu.

Trong đó, Việt Nam là thị trường được các nhà sản xuất bông Mỹ đặc biệt quan tâm. Bản thân Chính phủ Mỹ và CCI cũng luôn dành ưu ái cho Việt Nam. Do vậy các sự kiện có tính chiến lược về bông Mỹ thường được tổ chức tại Việt Nam để mang đến luồng thông tin đầy đủ nhất về về sản xuất, thương mại, chính sách của các nhà sản xuất bông Mỹ cho các doanh nghiệp và ngành dệt may Việt Nam

Ông Vũ Đức Giang cho rằng, việc thúc đẩy việc tiêu thụ bông Mỹ tại Việt Nam không chỉ giúp tạo ra sự ổn định về chất lượng sợi và tạo ra nền tảng phát triển nền công nghiệp sản xuất sợi của Việt Nam mà còn góp phần thúc đẩy việc xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ. Người tiêu dùng Mỹ luôn ưa chuộng các sản phẩm dệt may có chỉ số cotton cao.

Trong khi đó, các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam hiện đã sản xuất ra được các sản phẩm có chỉ số cotton lên tới 50-80% thậm chí là 100% cotton. Nâng cao tỉ lệ sử dụng bông Mỹ trong ngành dệt may Việt Nam đồng nghĩa với việc người tiêu dùng Mỹ sẽ được sử dụng các sản phẩm có chỉ số cotton cao và sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ sẽ có hàm lượng bông Mỹ nhiều hơn.

Do vậy việc tăng cường hợp tác giữa các nhà sản xuất bông của Mỹ và các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho cả hai bên cho cả người tiêu dùng cũng như cho cả hai đất nước trong tầm nhìn dài hạn.

“Hiện nay tuy tỷ lệ nhập khẩu bông Mỹ của Việt Nam đã đạt mức trên 50% tổng sản lượng nhập khẩu bông vào Việt Nam nhưng Hiệp hội dệt may Việt Nam vẫn mong muốn có thể nhập khẩu bông Mỹ nhiều hơn nữa. Để làm được điều này. Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã nhiều lần kiến nghị Hiệp hội Bông Mỹ cần có kiến nghị với chính phủ Mỹ có chính sách để các doanh nghiệp Mỹ đầu tư tổng kho bông tại Việt Nam.

Nếu làm được điều này sản lượng bông  Mỹ bán tại thị trường Việt Nam có thể tăng lên gấp 2, gấp 3 lần so với hiện nay từ đó ngành nông nghiệp Mỹ phát triển mạnh hơn và các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ có nguồn cung bông Mỹ ổn định hơn với thời gian giao hàng nhanh hơn”, ông Giang cho biết.

Tại ngày hội Cotton day 2019, các doanh nghiệp Việt Nam đã được nghe trực tiếp các chủ trong trại giới thiệu về công nghiệp trồng bông của Mỹ và đại diện CCI thông tin về ngành trồng bông các chiến lược phát triển bền vững cho ngành bông tại Mỹ.

Đồng thời các diễn giả cũng chia sẻ các thông tin về thương mại toàn cầu, các sản phẩm người tiêu dùng toàn cầu và Mỹ đang kỳ vọng về các sản phẩm dệt may có hàm lượng  cotton cao mà giá lại cạnh tranh; các thông tin về mô hình quản trị 4.0, tự động hóa trong ngành sợi…

Theo CCI, Mỹ là quốc gia xuất khẩu bông lớn nhất thế giới trong nhiều năm liền và Việt Nam là một trong những thị trường quan trọng nhất của bông Mỹ với thị phần nhập khẩu luôn đạt trên 50%, với giá trị nhập khẩu đạt trên 1,1 tỷ USD.

Với sự hỗ trợ và phối hợp từ các Hiệp hội trong ngành dệt may tại Việt Nam, đặc biệt là Vitas, Hiệp hội Bông Mỹ đã tổ chức được chương trình hỗ trợ về kỹ thuật và thông tin hữu ích cho doanh nghiệp sử dụng bông Mỹ và các sản phẩm làm từ bông Mỹ. Sau hơn 10 năm hoạt động trong mảng thương mại ở Việt Nam, tổng lượng bông Mỹ đăng ký đạt hơn 400 nghìn tấn mỗi năm với khoảng 28 nhà máy đối tác đã sử dụng.

Đặc biệt, chỉ trong 3 năm xúc tiến hợp tác với các nhãn hàng trong nước, 5 nhãn hàng bao gồm: CANIFA, JOHN HENRY, NINOMAXX, ONOFF, SUNFLY, đã hợp tác với COTTON USA, với tổng số nhãn treo đăng ký năm 2019 đạt hơn 1,7 triệu nhãn

Conton day là một trong những sự kiện nổi bật do CCI tổ chức tại nhiều quốc gia Châu Á từ những năm đầu thập niên 90. Cotton Day 2019 là lần thứ ba sự kiện này được tổ chức tại Việt Nam với chủ đề What’s New In CottonTM.

Sự kiện giới thiệu những công nghệ mới nhất về bông và về các sản phẩm làm từ bông nhằm tạo cảm hứng sáng tạo và đổi mới trong chuỗi cung ứng dệt may, góp phần xây dựng thương hiệu dệt may – thời trang Việt Nam phát triển bền vững.
Nguyễn Huế ( Theo nguồn báo Hải Quan 18:03 | 12/07/2019)

Công ty TNHH MTV Thương Mại & Giao Nhận Phạm Lê
Ms Kim Phạm Contact Phone: 0917474043
Email: kim.pham@phamle.com.vn

361 views