Các chính sách về thuế, thuế suất, qui định về xuất nhập khẩu Thái Lan

 

  • AsemconnectVietnam – Chính sách thuế và thuế suất:Thuế nhập khẩu của Thái Lan áp dụng biểu thuế suất hai cột theo mã HS. Những mặt hàng nhập khẩu từ các nước ASEAN được hưởng mức thuế ưu đãi.Hầu hết hàng hóa nhập khẩu đều phải chịu thuế, mức thuế nhập khẩu này được tính dựa rên giá của hàng hoá hoặc một mức thuế đặc biệt được ấn định trước đối với hàng hoá đó.

  • Thông thường, nhà cung cấp hoặc nhà sản xuất sẽ là người lập hoá đơn khai báo về trị giá và số lượng của hàng hóa để tính thuế. Tuy nhiên, cơ quan hải quan có quyền định giá lại trị giá của hàng hoá đó để đánh thuế, nếu trong trường hợp họ nghi ngờ người khai đã khai thấp hơn mức giá thực tế trên thị trường.
    Các mức thuế suất thuế nhập khẩu hiện đang được Thái Lan áp dụng như sau:
    · Thiết bị y tế và phân bón: 0%
    · Nguyên vật liệu thô và thiết bị điện: 1%
    · Tư liệu sản xuất và nguyên liệu đầu vào cho sản xuất: 5%
    · Bán thành phẩm, hàng hóa trung gian: 10%
    · Sản phẩm hoàn chỉnh: 20%
    · Những mặt hàng “cần được bảo vệ đặc biệt”: 30%
    Bên cạnh đó Thái Lan cũng dành những ưu  tiên  cho việc đầu tư thông qua miễn hoặcgiảm  thuế nhập khẩu từ 50% đến 100% đối với các loại máy móc thiết bị cho từng địa phương và từng dự án (khu vực đầu tư). Việc nhập khẩu những nguyên vật liệu thô hoặc vật liệu đặc biệt sử dụng cho mục đích xuất  khẩu trong khoảng thời gian 5 năm được miễn thuế nhập khẩu, điều này cũng phụ thuộc vào từng địa phương của dự án đầu tư. Thêm vào đó, nhằm khuyến khích các nhà đầu tư, các nguyên vật liệu thô và vật liệu đặc biệt có  thể được giảm 75%  thuế nhập khẩu nếu những nguyên  liệu này được dùng cho việc sản xuất những mặt hàng phục vụ sản xuất trong nước trong vòng 5 năm và nếu như chủ đầu tư có nhà máy sản xuất ngay tại Thái Lan.
    Hàng hoá nhập khẩu thường phải chịu hai loại thuế, đó là thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng  (VAT). Thuế nhập khẩu được tính toán dựa trên việc lấy thuế suất thuế nhập khẩu nhân trị giá CIF của hàng hoá (giá bao gồm trị giá hàng, phí bảo hiểm và cước phí vận  chuyển). Thuế VAT sau đó sẽ được  tính toán dựa trên toàn bộ trị giá CIF và thuế nhập khẩu hàng hóa. Hàng hoá nhập khẩu với mục đích tái xuất khẩu thông thường sẽ được miễn thuế nhập khẩu và thuế VAT.
    Miễn thuế nhập khẩu
    Tài sản cá nhân hoặc gia đình được miễn thuế nhập khẩu nếu nhập khẩu không sớm hơn 1 tháng hoặc không muộn hơn 6  tháng so với  thời gian đến Thái Lan của người chủ tài sản cá nhân đó. Cơ quan hải quan có  thể cho phép kéo dài  thời gian nói  trên nếu trong những tình huống họ xem xét và cho là phù hợp.
    Những tài sản gia đình như tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ, rađiô, tivi, đầu video, máy giặt, đồ nội  thất…được nhập khẩu bởi một cá nhân hoặc một hộ gia đình nhiều hơn một đơn vị hàng hoá đối với từng loại, việc miễn thuế nhập khẩu sẽ chỉ được áp dụng cho một đơn vị hàng hóa ở mức thuế suất thấp nhất hoặc cho những vật dụng cần  thiết, phần còn lại sẽ vẫn phải chịu thuế nhập khẩu.
    Thú vật nuôi, như chó và mèo của hành khách mang theo không được coi như tài sản cá nhân và không được miễn thuế nhập khẩu. Những vật nuôi này sẽ chỉ được miễn thuế nếu Cơ quan hải quan chấp nhận những bằng chứng của hành khách đưa  ra  rằng những vật nuôi này được nhập khẩu nhằm mục đích gây giống. Những vật nuôi này cũng sẽ được miễn thuế nếu chủ nhân của chúng đến Thái Lan với mục đích du lịch và sẽ tái xuất khẩu những vật nuôi này trong vòng 6 tháng kể từ ngày nhập khẩu. Người nhập khẩu sẽ phải ký thỏa thuận với Cơ quan hải quan, trong đó nêu rõ rằng những vật nuôi đó sẽ được tái xuất khẩu trong thời gian đã định.
    Việc miễn  thuế nhập khẩu cũng được áp dụng đối với  rượu,  thuốc  lá, xì gà đi cùng với khách du lịch và theo số lượng quy định như sau:
    ·Thuốc lá điếu: tối đa 200 điếu hoặc 250 gram xì gà.
    · Rượu: tối đa 1 lít
    Thuế giá trị gia tăng:
    Thuế  giá  trị  gia  tăng  (VAT)  được  áp  dụng  đối  với mọi  hàng  hoá  và  dịch  vụ  trên mọi phạm vi hoạt động liên quan đến việc sản xuất hàng hóa, đối với hàng nhập khẩu có thể được hoàn thuế VAT. Hầu hết các dịch vụ đều phải chịu thuế VAT ngoại trừ một số dịch vụ như bán sản phẩm nông nghiệp. Sách và các loại báo chí được miễn thuế VAT. Mức thuế giá trị gia tăng hiện tại ở Thái Lan là 7%.
    Thuế thu nhập doanh nghiệp:
    Đối với hầu hết các loại hình hoạt động kinh doanh tại Thái, bao gồm cả những tổ chức nước ngoài đang hoạt động tại Thái Lan hoặc có thu nhập từ Thái Lan, dù những công ty này có thực hiện hoạt động kinh doanh tại Thái Lan hay không, đều phải chịu một mức thuế thu nhập doanh nghiệp được điều chỉnh dựa trên lợi nhuận cố định của công ty. Việc thu hồi vốn được xem xét như những thu nhập thông thường và vì vậy vẫn phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Mức thuế thông thường đồng đều là 30%.
    Quy định về bao gói, nhãn mác:
    Bao gói: Bao gói nên được làm bằng chất liệu đảm bảo và có khả năng chịu nhiệt và chịu ẩm. Nhà xuất khẩu cũng nên chú ý đến khả năng hàng hoá sẽ để ở kho có không gian mở, vì vậy bao gói nên sử dụng chất liệu không thấm nước. Nên tránh sử dụng cỏ khô và rơm để làm bao gói.
    Nhãn mác: Chính phủ Thái Lan có những quy định rất chặt chẽ về nhãn mác đối với các sản phẩm bơ sữa, đồ ăn cho trẻ em, đồ ăn đóng hộp, dấm, các loại nước giải khát, dầu ăn, thuốc súng.
    Nhãn mác của  sản phẩm  thực phẩm phải được cấp phép bởi Cơ quan quản  lý về Thực phẩm và Dược phẩm. Khi  tiến hành  thủ  tục xin giấy phép, đối với mỗi  sản phẩm, nhà nhập khẩu phải nộp 2 mẫu của sản phẩm, chỉ rõ tỷ lệ phần trăm từng thành phần và hợp chất có trong sản phẩm đó, và nộp sáu nhãn mác sản phẩm.
    Thực phẩm nhập khẩu vào Thái Lan phải được dán nhãn mác với những thông tin rõ ràng và thường bao gồm những nội dung sau:
    · Tên và nhãn hiệu sản phẩm (bao gồm cả tên sản phẩm và tên thương mại)
    · Số giấy phép đăng ký
    · Tên và địa chỉ nhà sản xuất
    · Tên và địa chỉ nhà nhập khẩu
    · Ngày sản xuất và ngày hết hạn sử dụng sản phẩm
    · Số lượng và trọng lượng tịnh
    · Hướng dẫn sử dụng
    Đối với đồ uống, trên nhãn mác phải ghi rõ tỷ lệ phần  trăm của lượng cồn có trong sản phẩm đó, những cảnh báo về tác hại đến sức khoẻ khi sử dụng sản phẩm (nếu có), và phải in bằng tiếng Thái.
    Đối với mỹ phẩm, có những quy định riêng về nhãn mác, nhãn mác phải bằng tiếng Thái và chỉ rõ những thông tin sau:
    · Tên của loại mỹ phẩm
    · Tên và địa chỉ nhà sản xuất
    · Hướng dẫn sử dụng
    · Thành phần có trong sản phẩm
    · Những phản ứng phụ khi sử dụng sản phẩm (nếu có)
    Qui định về xuất nhập khẩu
    Chứng từ nhập khẩu:
    Các mặt hàng nhập khẩu vào Thái Lan cần phải có những chứng từ sau:
    Hoá đơn thương mại: Thái Lan không quy định mẫu hoá đơn thương mại cụ thể, nhưng mọi chi tiết được cung cấp trong hoá đơn phải rõ ràng và số lượng tối thiểu là 5 bản. Hóa đơn bao gồm những nội dung sau:
    · Nước xuất xứ
    · Nước nhập khẩu
    · Ngày mua và bán hàng hoá
    · Phương thức đóng gói: bằng thùng thưa, thùng hình ống hoặc bao, gói…
    ·  Nhãn mác, số hiệu, trọng lượng tịnh và trọng lượng tổng của mỗi gói hàng và tổng trọng lượng của toàn bộ lô hàng.
    · Tổng số gói hàng
    · Thông tin mô tả hàng hóa, ví dụ: tên hàng, loại hàng, số lượng, trọng lượng, kích cỡ, tên thương mại và những ký hiệu khác.
    · Giá bán hoặc trị giá của mỗi đơn vị hàng hoá.
    · Mọi chi phí khác bao gồm tiền thưởng xuất khẩu hoặc trợ giá xuất khẩu, giảm giá, đóng gói, bảo hiểm, cước phí, tiền hoa hồng…..
    Vận đơn: Gồm 2 bản và bao gồm những thông tin sau:
    · Người gửi hàng
    · Người nhận hàng cuối cùng và đại lý trung gian
    · Nhãn mác và số của những gói hàng
    ·  Những chi tiết khác về nhà nhập khẩu
    Phiếu đóng gói
    Giấy  chứng  nhận  xuất  xứ:  phải  được  cấp  bởi  cơ  quan  có  thẩm  quyền.  Trong một số trường hợp, nếu 2 nước có ký Hiệp định Thương mại Tự do, hàng hoá khi có giấy chứng nhận xuất xứ sẽ được hưởng một mức thuế ưu đãi.
    Giấy chứng nhận đặc biệt (theo những quy định về y tế công cộng):
    ·  Đối với các loại hạt, thực vật và động vật cần phải có giấy chứng nhận kiểm dịch được cấp bởi cơ quan chức năng của nước xuất xứ.
    ·  Mặt hàng thịt nhập khẩu vào Thái Lan cần phải có giấy chứng nhận an toàn thú y được ký bởi nhà chức  trách địa phương  tại nước xuất xứ và cần xác nhận những thông tin sau:
    +         Nước xuất xứ không xuất hiện những bệnh dịch trong một khoảng thời gian xác định.
    +         Nguyên  liệu  (thú vật) phải được chứng nhận đáp ứng đủ những  tiêu chuẩn vệ sinh bởi nhà giám định thú y.
    +         Sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng và không chứa những chất bảo quản, chất phụ gia hoặc những chất vượt quá số lượng / mức độ cho phép gây nguy hiểm đến sức khoẻ con người.
    +         Sản phẩm  không được  lưu kho quá 3  tháng  (được  tính  từ ngày  sản xuất hoặc đóng gói hàng hoá).
    ·  Những nhà xuất khẩu sản phẩm dược và thuốc phải được cấp Giấy chứng nhận tự do bán sản phẩm trước khi đưa sản phẩm này vào Thái Lan, và chịu sự kiểm soát chặt chẽ.
    · Thực phẩm đông  lạnh  trước khi nhập khẩu phải đăng ký với Uỷ ban Thực phẩm và Dược phẩm, Bộ Y tế Công cộng. Khi tiến hành thủ tục đăng ký, nhà nhập khẩu phải nộp 2 mẫu hàng cho mỗi loại hàng hóa, những thông tin chính xác về thành phần tính theo tỷ lệ phần trăm, kèm theo sáu nhãn mác sản phẩm.
    · Thuốc súng chịu sự kiểm soát chặt chẽ về chất lượng và số lượng khi nhập khẩu. Chất Dulcin,  axit  cyclamic và hợp chất của 2 chất này và những  thực  phẩm  có chứa bất kỳ một trong những chất này đều bị cấm nhập khẩu vào Thái Lan.
    Giấy phép nhập khẩu: Giấy phép nhập khẩu bắt buộc đối với 26 danh mục hàng hóa, so với 42 danh mục hàng hóa năm 1995-1996. Giấy phép bắt buộc khi nhập khẩu nhiều loại nguyên vật liệu, dầu khí, công nghiệp, hàng dệt may, dược phẩm, và các mặt hàng nông sản. Việc nhập khẩu nhiều loại hàng hóa không cần có giấy phép, tuy nhiên phải phù hợp với các quy định được áp dụng đối với các mặt hàng liên quan như các khoản phụ phí và giấy chứng nhận xuất xứ cũng bắt buộc trong một số trường hợp.
    ·  Nhập khẩu  thực phẩm đã qua chế biến,  thiết bị y  tế, dược phẩm, vitamin, và mỹ phẩm cần có giấy phép của Ban quản lý dược phẩm và thực phẩm, Bộ Y tế.
    ·  Nhập khẩu tungstic oxit, quặng thiếc, và thiếc kim loại, về số lượng nếu vượt quá 2 kg sẽ phải có giấy phép của Vụ tài nguyên khoáng sản, Bộ công nghiệp.
    ·  Nhập khẩu vũ khí, đạn dược hoặc các thiết bị nổ cần có giấy phép của Bộ nội vụ.
    ·  Nhập khẩu đồ cổ hoặc các tác phẩm nghệ thuật dù có đăng ký hay không cũng phải có giấy phép của Vụ nghệ thuật, Bộ giáo dục.
    Giấy phép xuất khẩu: Giấy phép xuất khẩu đặc biệt được áp dụng đối với những hàng hoá thuộc diện chịu sự kiểm soát xuất khẩu bao gồm:
    · Các loại chất hoá học
    · Các loại cá và động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng
    · Thiết bị quốc phòng
    · Vũ khí và đạn dược
    · Thiết bị – công nghệ – vật liệu hạt nhân
    · Chất đốt
    · Thiết bị y tế và các loại thuốc gây nghiện
    Trước khi xuất khẩu những mặt hàng trên, nhà xuất khẩu phải xin được giấy phép từ cơ quan hải quan để đảm bảo rằng những mặt hàng đó không thuộc về bí mật quốc gia của Thái Lan. Giấy phép xuất khẩu được cấp trên cơ sở xem xét các yếu tố như:
    · Tính năng công nghệ
    ·  Quốc gia nhập khẩu
    · Mục đích sử dụng cuối cùng, người sử dụng cuối cùng và những hoạt động khác của người sử dụng cuối cùng.
    Các mặt hàng hạn chế nhập khẩu:
    Bộ Thương mại Thái Lan chỉ rõ những loại hàng hoá thuộc diện chịu sự kiểm soát nhập khẩu  thường phải có giấy phép nhập khẩu. Mặc dù những hàng rào kiểm soát này đang dần được bãi bỏ nhưng vẫn  còn  khá nhiều loại hàng được yêu cầu phải có giấy phép. Người cung cấp sẽ phải nộp giấy phép tới Bộ Thương mại và đi kèm với giấy yêu cầu, giấy xác nhận, hóa đơn và những giấy tờ thích hợp khác. Xuất khẩu hàng hóa vào Thái Lan không phải chịu sự kiểm tra trước. Để biết thêm thông tin về những hạn chế và những quy định kiểm soát đặc biệt đối với hàng nhập khẩu vào Thái Lan, có thể truy cập trang web: http://www.moc.go.th/
    Những Cơ quan chính phủ đảm  trách việc kiểm  soát nhập khẩu, tiếp  thị, phân phối và buôn  bán  hàng  hoá  bao gồm Cơ quan quản lý về thực phẩm và dược phẩm, Cục Hải quan, Bộ Nông nghiệp và Bộ Công nghiệp.
    Danh sách những mặt hàng  sau đây chịu  sự kiểm  soát và hạn chế nhập khẩu vào Thái Lan, bao gồm:
    ·                                 Nông sản
    ·                                 Thuốc gây nghiện
    ·                                 Chất hoá học
    ·                                 Chất đốt dưới dạng khí hoá lỏng (gas)
    ·                                 Bản gốc của các tác phẩm điêu khắc và tượng
    ·                                 Máy móc sử dụng động cơ điêzen đã qua sử dụng
    ·                                 Hàng may mặc
    ·                                 Máy photocopy màu
    ·                                 Máy móc chạm khắc
    ·                                 Máy chơi bạc
    ·                                 Tủ lạnh dùng CFC
    ·                                 Sữa
    ·                                 Gỗ
    ·                                 Dầu lửa
    ·                                 Dầu điêzel
    ·                                 Dầu thô
    ·                                 Các loại đá dùng trong xây dựng và tạo những đài tưởng niệm
    ·                                  Bột mì, các loại bột xay thô
    ·                                  Bộ đồ ăn, đồ làm bếp
    ·                                 Vây cá ngừ vàng
    ·                                 Cưa xích và các bộ phận của cưa xích
    ·                                 Xe mô tô và phụ tùng
    ·                                 Phế liệu từ các loại chất dẻo
    ·                                 Sản phẩm vi phạm bản quyền
    ·                                 Máy phát sóng vô tuyến
    ·                                 Ô tô đã qua sử dụng
    ·                                 Kim cương
    ·                                 Đá cẩm thạch
    ·                                 Thực phẩm
    ·                                 Thuốc
    ·                                 Mỹ phẩm
    ·                                 Dụng cụ và thiết bị y tế
    ·                                 Các loại thực vật, thực vật sống và hạt
    ·                                 Chất gây nghiện
    ·                                 Vũ khí và đạn dược
    ·                                 Các loại động vật
    ·                                 Phân bón
    ·                                 Mô tô đã qua sử dụng
    ·                                 Dầu mỏ
    Các mặt hàng cấm xuất khẩu, nhập khẩu:
    Các mặt hàng sau đây bị cấm nhập khẩu vào và xuất khẩu khỏi Thái Lan, bao gồm:
    ·                                 Thuốc lá
    ·                                 Thạch tín / chất photpho sunfua
    ·                                 Chất hoá học etylen điclorua
    ·                                 Chất thải có chứa chất hoá học tali và phế liệu
    Tạm nhập:
    Theo luật thuế quan Thái Lan, một số mặt hàng nhất định nếu nhập khẩu tạm thời và tái xuất khẩu  trong vòng  áu tháng kể từ ngày nhập,  sẽ được miễn  trừ  thuế nhập khẩu và/ hoặc  thuế,  nhưng  nhà  nhập  khẩu  phải  làm  hợp đồng  với  cơ  quan  thuế  quan  bảo  đảm những mặt hàng đó sẽ được tái xuất trong khoảng thời gian cố định và đảm bảo một đơn nhất định và có thể phải  trả một khoản phí cho cơ quan  thuế quan (Cục thuế quan Thái Lan có thể gia hạn thời hạn sáu tháng nếu cần thiết). Tiền hoàn lại hoặc hàng được nhập khi hợp đồng hoàn thành, như đã nói trên, các mặt hàng này bao gồm:
    · Xe cộ, thuyền, và máy bay có chủ;
    · Các mặt hàng nhập khẩu tạm thời, với mục đích triển lãm công cộng;
    ·  Thiết bị và hàng hoá sử dụng cho phòng  thí nghiệm hoặc  triển  lãm, khoa học và giáo dục và nhập khẩu tạm thời bởi những người đến Thái Lan với các mục đích như thí nghiệm hoặc triển lãm;
    ·Các mặt hàng sử dụng cho sân khấu hoặc các hoạt động biểu diễn khác; nhập khẩu bởi những người đến thăm Thái Lan;
    · Các mặt hàng nhập khẩu để sửa chữa, tuân theo các quy định cụ thể của Cục thuế quan;
    ·Thiết bị máy ảnh và máy quay phim và các thiết bị ghi âm, nhập khẩu bởi những người đến Thái Lan với mục đích chụp ảnh hoặc ghi âm;
    · Mẫu hàng hoá đi kèm với những người đi du lịch Thái Lan tuân theo các điều kiện của luật thuế quan;
    · Các công cụ và  thiết bị xây dựng, phát  triển và các hoạt động tạm thời khác mà Cục thuế quan cho phép, theo những điều kiện cụ thể.
    Cục thuế quan Thái Lan đang cân nhắc trong tương lai sẽ áp dụng Hệ thống ATA Carnet nhằm thực hiện miễn phí nhập khẩu tạm thời phù hợp với thông lệ quốc tế. Thủ tục ATA sẽ được áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu tạm thời theo 4 hiệp ước quốc tế sau đây: Hiệp ước thiết bị chuyên nghiệp, Hiệp ước về triển lãm và hội chợ; Hiệp ước mẫu hàng thương mại và Hiệp ước thiết bị khoa học.
    Nguồn: congthuongbentre.gov.vn

 

22427 views