Khó khăn của doanh nghiệp nhỏ khi đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao

DNVN – Khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp nhỏ muốn ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chế biến là thiếu nguồn vốn đầu tư phát triển vùng nguyên liệu và mua sắm thiết bị, công nghệ phục vụ việc phát triển sản phẩm cho thị trường xuất khẩu.

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là hướng đi đúng và tất yếu, đã và đang tạo động lực mới cho ngành nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, biến đổi khí hậu và cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là hướng đi đúng và tất yếu, đã và đang tạo động lực mới cho ngành nông nghiệp Việt Nam.

Đó là nhấn mạnh của ông Dương Hoa Xô – Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM tại Hội nghị “Gặp gỡ doanh nghiệp nông nghiệp năm 2019”, với chủ đề “Đồng hành cùng doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao” vừa diễn ra tại TP.HCM.

Triển vọng đầu tư công nghệ cao vào nông nghiệp

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là hướng đi đúng và tất yếu, đã và đang tạo động lực mới cho ngành nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, biến đổi khí hậu và cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Tuy nhiên, để thu hút được các nguồn lực vào nông nghiệp công nghệ cao cần sớm tháo gỡ những khó khăn về mặt cơ chế cũng như hiệu quả thực thi các chính sách hỗ trợ phát triển.

Theo Sở NN&PTNT TP.HCM, giá trị sản xuất nông nghiệp của thành phố từ đầu năm 2019 tới nay ước đạt 15.236,6 tỉ đồng, tăng 6,1% so cùng kỳ (các nhóm sản phẩm chủ lực chiếm tỉ trọng khoảng 60%/tổng giá trị sản xuất). Trong đó, trồng trọt ước đạt 3.728,1 tỉ đồng (tăng 5,9% so cùng kỳ), chăn nuôi ước đạt 5.415,4 tỉ đồng (tăng 3,8% so cùng kỳ) và thủy sản ước đạt 4.551 tỉ đồng (tăng 8% so cùng kỳ).

Về chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị, 9 tháng đầu năm 2019 các quận huyện đã phê duyệt 208 quyết định, với 465 lượt vay, tổng vốn đầu tư 702,549 tỉ đồng, tổng vốn vay 360,850 tỉ đồng. Lũy kế từ năm 2011 đến nay, các quận huyện đã phê duyệt 8.258 quyết định, 24.281 lượt vay, tổng vốn đầu tư 13.214,081 tỉ đồng, tổng vốn vay 8.021,598 tỉ đồng.

Ông Nguyễn Phước Trung – Giám đốc Sở NN&PTNT TP.HCM cho biết, những năm qua, đơn vị luôn coi trọng và ưu tiên chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học.

“Do đó, nhiều giống cây, vật nuôi, thủy sản có chất lượng cao, nhiều quy trình công nghệ sản xuất thâm canh tiên tiến được ứng dụng rộng rãi vào thực tiễn góp phần tăng năng suất sản lượng cây trồng, vật nuôi và nâng cao giá trị gia tăng”, ông Trung nói.

Ngoài ra, ông Trung cho rằng nhiều cơ sở công nghệ cao được xây dựng để thực hiện định hướng và đầu tư hoạt động nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố.
Để vượt qua những thách thức và tận dụng được cơ hội mở rộng thị trường, doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh chế biến các sản phẩm có thế mạnh
Theo ông Nguyễn Anh Dũng, để vượt qua những thách thức và tận dụng được cơ hội mở rộng thị trường, doanh nghiệp cần đẩy mạnh chế biến các sản phẩm có thế mạnh của mình.

Ông Nguyễn Anh Dũng – Chi cục trưởng Chi cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản vùng I cho biết, nông nghiệp Việt Nam có nhiều thuận lợi khi tham gia các hiệp định thương mại tự do FTAS.

Cụ thể khi tham các hiệp định thương mại tự do FTA, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu với các mặt hàng chiến lược và có lợi thế nhờ các cam kết cắt giảm thuế quan; Đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp; Đa dạng hóa các thị trường đầu tư tiềm năng ở nước ngoài cho doanh nghiệp Việt Nam, cơ hội thu hút đầu tư từ nước ngoài.

“Để vượt qua những thách thức và tận dụng được cơ hội mở rộng thị trường, doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh chế biến các sản phẩm có thế mạnh như rau quả, thủy sản, sản phẩm gỗ và đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu, từng bước thiết lập chuỗi phân phối ra nước ngoài.

Đối với sản xuất, phải tăng quy mô, nâng cao năng lực cạnh tranh của trang trại bằng cách ứng dụng công nghệ cao, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị và kiểm soát chặt chẽ quy trình quản lý chất lượng”, ông Dũng nói.

Doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn lực

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là nền nông nghiệp được ứng dụng hợp lý những công nghệ mới, tiên tiến nhằm tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản. Mô hình này đồng nghĩa với việc tổ chức sản xuất nông nghiệp phải được thực hiện trên quy mô tương đối lớn và đầu tư tương xứng về mặt hạ tầng, công nghệ sản xuất.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trên thực tế các doanh nghiệp muốn đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao vẫn gặp phải không ít thách thức từ việc tiếp cận đất đai, nguồn vốn, phát triển thị trường cho sản phẩm, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất…
Nông nghiệp công nghệ cao là con đường tất yếu để tăng khả năng cho doanh nghiệp Việt. cạnh tranh.
Nông nghiệp công nghệ cao là con đường tất yếu để tăng khả năng cho doanh nghiệp Việt.

Ông Dương Hoa Xô – Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM chỉ ra rằng, TP.HCM là một trong những địa phương đi đầu cả nước trong việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp nhưng đến nay số lượng doanh nghiệp được công nhận doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn thành phố rất ít ỏi, chưa đến 10 doanh nghiệp.

“Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp nông nghiệp chia sẻ, khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp nhỏ muốn ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chế biến là thiếu nguồn vốn đầu tư phát triển vùng nguyên liệu và mua sắm thiết bị, công nghệ… phục vụ việc phát triển sản phẩm cho thị trường xuất khẩu”, ông Dương Hoa Xô cho biết.

Ông Nguyễn Văn Thành – Chủ tịch Chi hội thương mại giống cây trồng Đông Nam Bộ chia sẻ, do yêu cầu về giao dịch, hầu hết các doanh nghiệp đều đặt trụ sở tại TP.HCM nhưng quỹ đất nông nghiệp của TP.HCM ngày càng eo hẹp và không đáp ứng được nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp.

Vì vậy doanh nghiệp phải thuê đất sản xuất ở các tỉnh khác nhưng không nắm được quỹ đất nông nghiệp cũng như quy hoạch sản xuất của các địa phương nên việc xác định địa điểm đầu tư sản xuất nông nghiệp thường tốn nhiều thời gian và công sức của doanh nghiệp.

Tương tự, ông Ưng Thế Lãm – Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã Làm Nông Minh Bạch 007 nhận định, mặc dù có rất nhiều chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ thế nhưng trên thực tế các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp trong nông nghiệp rất khó tìm được quỹ đất sản xuất phù hợp.

Hầu hết các tỉnh hiện nay chưa có quy hoạch cụ thể các vùng nguyên liệu sản xuất, xuất khẩu. Thêm vào đó, đối với các sản phẩm cần chế biến sau thu hoạch thì các địa phương cũng chưa bố trí được địa điểm phù hợp.

Theo số liệu của Tổng cục thóng kê, năm 2018 sản xuất nông nghiệp đóng góp 14,57% GDP nhưng đầu tư cho nông nghiệp chỉ đạt 5 – 6% GDP.

Nhiều chuyên gia cho biết, để thành lâp và phát triển một trang trại nuôi quy mô trung bình ứng dụng công nghệ cao cần chi phí cao gấp 4 – 5 lần so với trang trại nuôi truyền thống, còn đầu tư 1ha nhà kính có đầy đủ hệ thống tưới nước, phun sương, bón phân tự động hóa theo công nghệ của Israel cần ít nhất từ 10 tỷ đồng.

Với số tiền lớn như vậy, những doanh nghiệp nhỏ, người khởi nghiệp không đủ sức để đầu tư, trong khi đó các doanh nghiệp, nhà đầu tư lớn lựa chọn đầu tư vào các lĩnh vực khác thu hồi vốn nhanh và ít rủi ro hơn.
Đức Linh. ( Theo nguồn Doanh Nghiệp Việt Nam logo Thứ Sáu, 13/09/2019, 18:25)
Please contact with us: PHAM LE TRADING & LOGISTICS COMPANY LIMITED.
Kim Phạm – Phone: 0917474043
Email: kim.pham@phamle.com.vn  / binhvj@gmail.com.vn

554 views