Anh rời EU, hải sản vào Anh có cần tuân thủ IUU?

Đây là vấn đề được nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hải sản quan tâm vì Anh là thị trường lớn trong khối EU.
Mới đây, Tổng Lãnh sự quán Anh tại TP.HCM gửi công hàm đến Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) thông báo: Nhằm duy trì cam kết về chống hoạt động khai thác IUU theo quy định, Anh sẽ tiếp tục chấp nhận giấy C/C theo mẫu của EU, hiện đang được sử dụng và tuân thủ theo quy định về IUU, kể cả trong trường hợp Anh rời EU mà không đạt được thỏa thuận nào.
EU tiếp tục gia hạn thẻ vàng đến tháng 11 năm nay /// Công Hân
EU tiếp tục gia hạn thẻ vàng đến tháng 11 năm nay

Việc bị áp dụng biện pháp cảnh báo bằng thẻ vàng đã khiến xuất khẩu hải sản của Việt Nam vào khu vực này bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Các thống kê cho thấy, do tác động của thẻ vàng, năm 2018 nhiều mặt hàng hải sản xuất khẩu vào EU sụt giảm ít nhất là 4% và còn nhiều lên đến 20%; đặc biệt cá ngừ giảm đến một nửa so với năm 2017. Trong khi liên tục 5 năm trước đó, thị trường này luôn đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 8%/năm.
Theo kế hoạch, trong tháng 6 tới phái đoàn của Ủy ban châu Âu (EC) sẽ sang Việt Nam giám sát việc thực hiện các khuyến nghị cũng như xem xét việc tuân thủ các quy định của IUU.
Tuy nhiên, kế hoạch này đã được dời đến cuối năm nay, dự kiến vào khoảng tháng 11. Nguyên nhân được cho là do có sự thống nhất của các nước thành viên EU và Việt Nam về việc tạo thêm thời gian để chuẩn bị.

Việc dời thời gian đánh giá nêu trên, có thể hiểu là EU tiếp tục gia hạn thẻ vàng với hải sản Việt Nam một cách không chính thức.
Gỡ thẻ vàng là nhiệm vụ hết sức quan trọng để hải sản Việt Nam rộng đường xuất khẩu. Song thời gian qua, tại một số hội nghị về chủ đề này nhiều ý kiến cho rằng ở các cấp địa phương việc tuân thủ các quy định của IUU còn lơ là.

Chí Nhân ( Theo nguồn báo Thanh Niên)

538 views