Kết nối vận tải đa phương thức

Kết nối đồng bộ giữa các phương thức vận tải sẽ tăng năng lực vận tải, qua đó đảm bảo việc vận chuyển hàng hóa đến nơi đúng thời hạn với chi phí thấp nhất, thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Đó là mục đích của hoạt động logistics của nước ta hiện nay

TĂNG CƯỜNG GIẢI PHÁP KẾT NỐI GIỮA CÁC PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI

Trên thực tế GTVT ở VN hiện nay đang đặt ra yêu cầu cấp thiết cho việc kết nối giữa các phương thức vận tải (đường bộ, đường biển, đường hàng không, đường sắt và đường thủy nội địa). Bởi việc phát triển các loại hình vận tải chưa đồng bộ. Ví dụ: khoảng 76% hàng hóa luân chuyển Bắc – Nam được chuyên chở bằng đường bộ, trong khi vận chuyển bằng các phương thức vận tải khác chiếm tỷ lệ thấp. Khoảng 90% hàng hóa XNK của VN được vận chuyển bằng đường biển.

Hiện nay phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ giữa các cơ sở sản xuất đến các cảng biển và ngược lại đang có nhiều thuận lợi, linh hoạt, đáp ứng nhanh và có chi phí không cao, thậm chí thấp hơn so với các phương thức vận tải đường thủy nội địa và đường sắt. Tuy vậy việc lệ thuộc nhiều vào phương thức vận tải hàng hóa bằng ô tô có tải trọng lớn đã làm hư hỏng đường sá, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng an toàn giao thông, chưa kể phương thức vận tải đường bộ hiện nay còn xảy ra nhiều tiêu cực do việc “làm luật”, “mua đường” mà hậu quả là chi phí logistics VN là khá cao (20,9 % GDP) so với các nước phát triển. Rõ ràng việc vận tải đơn thức lợi bất cập hại, không kết hợp đồng bộ giữa các phương thức vận tải đã làm tăng giá thành sản xuất và giá hàng hóa XNK, qua đó làm giảm năng lực cạnh tranh của thương mại nước ta.

Tăng cường giải pháp kết nối giữa các phương thức vận tải thực chất là phát triển vận tải đa phương thức, một hoạt động xương sống của dịch vụ logistics và tiền đề của việc cung cấp dịch vụ tích hợp 3PL của các DN
logistics nước ta.

HIỆN TRẠNG KẾT NỐI ĐA PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐỐI VỚI DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI VN

Nhìn chung do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là năng lực và hạ tầng GTVT, chưa nhiều các DN vận tải, giao nhận và logistics nước ta ứng dụng giải pháp kết nối đa phương thức mà chỉ làm theo chỉ định của các công ty giao nhận, logistics nước ngoài.

Phương thức kết nối chủ yếu vẫn là đường biển – bộ, đường biển – thủy nội địa, đường biển – đường sắt (chủ yếu phía Bắc) cho hàng hóa trong nước và nhập khẩu. Các công ty giao nhận và logistics cũng có kết hợp đường biển – hàng không, đường không – bộ, đường biển – thủy nội địa – đường bộ… đối với hàng hóa xuất khẩu tại những thời điểm tận dụng được giá cước và theo mùa.

Những năm gần đây các DN như Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (SNP) phát triển dịch vụ logistics, tăng cường kết nối phương thức vận tải biển – thủy nội địa – bộ và ngược lại cho hàng hóa/container XNK vùng ĐBSCL thông qua các bến container tại khu vực này. Các công ty Damco, Transimex Saigon, Nippon Express (VN)… cùng một số DN giao nhận, vận chuyển qua biên giới (CBT) cũng đã thực hiện kết nối đa phương thức cho hàng quá cảnh Campuchia, Lào và ngược lại.

Theo khảo sát trong hội viên của Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics VN (VLA), hiện nay có khoảng 40/250 (16%) DN hội viên có giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức, nhưng trên thực tế số DN hoạt động thường xuyên còn ít hơn. Cần nói rằng thủ tục cấp phép kinh doanh vận tải đa phương thức hiện nay tuy có được sửa đổi, điều chỉnh nhưng thực tế vẫn mất nhiều thời gian, tốn kém và rối rắm.

Về phía các DN nước ngoài và các DN FDI, do có kinh nghiệm, năng lực hoạt động, mạng lưới rộng khắp nên tham gia thị trường vận tải đa phương thức nhiều hơn là các DN trong nước. Phạm vi hàng hóa áp dụng vận tải đa phương thức hiện nay cũng còn bó hẹp: hàng quá cảnh, hàng hóa vận tải qua biên giới, hàng dự án, hàng hóa giao nhận “door-to-door”… Ngoài ra còn phải kể đến sự thiếu tin tưởng của chủ hàng VN và bản thân các DN VN chưa mạnh dạn đầu tư, hợp tác để trở thành nhà vận tải đa phương thức (MTO) cũng như phát triển trở thành nhà cung ứng logistics tích hợp 3PL.

GIẢI PHÁP KẾT NỐI VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC

Vai trò của Nhà nước:

Để kết nối các phương thức vận tải, Nhà nước cần quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng GTVT theo một tỉ lệ phù hợp và đồng bộ. Điều chỉnh chiến lược và quy hoạch vận tải, cảng biển… tầm nhìn 2020 và 2030 phù hợp các vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp trên cả nước. Quy hoạch và phát triển đồng bộ các khu logistics sau cảng, các ICD, trung tâm phân phối, bến/ga container thuận tiện trong việc gom hàng đa phương thức. Tuy rằng những việc trên đây đã và đang triển khai, nhưng cần có một Ủy ban Quốc gia điều phối về
Logistics và một chương trình hành động phối hợp hiệu quả. Việc này Hiệp hội VLA đã nhiều lần kiến nghị.

Nghiên cứu chính sách khuyến khích người vận tải đa phương thức (MTO), sửa đổi các quy định thủ tục cấp phép, hải quan… có tính ưu đãi nhằm khuyến khích chủ hàng và người vận tải áp dụng phương thức này. Nghiên cứu lại việc quy định vận tải đa phương thức nội địa hiện nay để phù hợp với tình hình thực tế nước ta. Minh bạch hóa các quy định về tải trọng xe nhằm giúp DN vận tải và các chủ hàng thực hiện có hiệu quả.

Đối với các DN chủ hàng: Cần có sự tin tưởng và ủng hộ các nhà vận tải và cung cấp dịch vụ logistics trong nước trong việc thuê phương tiện vận chuyển vận tải đa phương thức.

Đối với các nhà cung cấp dịch vụ trong nước: Chủ động nâng cao năng lực chuyên môn, hiểu biết luật pháp vận tải quốc tế, đầu tư trang thiết bị phù hợp, tăng tính cạnh tranh vươn lên cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức có chất lượng, cũng như các dịch vụ có giá trị gia tăng, dịch vụ logistics tích hợp 3PL nhằm tối ưu chi phí với giá thành hợp lý, đáp ứng từng phân khúc khách hàng nhằm phục vụ đắc lực các chuỗi cung ứng, đem lại sự tin dùng của khách hàng.

Trên thực tế, các DN cung cấp dịch vụ logistics VN, muốn tồn tại và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường không có con đường nào khác hơn là phát triển dịch vụ logistics tích hợp 3PL, trong đó việc tăng cường kết nối vận tải đa phương thức là yêu tố cốt lõi.

Lập lại thị trường vận tải bình đẳng và có cơ cấu hợp lý giữa các phương thức vận tải:

VÕ DUY

Sáng 06.01.2015, Vụ Vận tải TP.HCM cùng đại diện Ngân hàng Thế giới, Cục Xuất nhập khẩu TP.HCM, Hiệp hội VLA và các đơn vị ngành logistics đã có buổi họp lấy ý kiến với mục tiêu là xây dựng kế hoạch nhằm đưa ra các giải pháp đồng bộ, kịp thời để tăng cường kết nối, nâng cao năng lực và hiệu quả của các phương thức vận tải đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển, đường hàng không nhằm giảm tải áp lực cho vận tải đường bộ giai đoạn 2014-2016, góp phần lập lại thị trường vận tải bình đẳng và có cơ cấu thị phần hợp lý giữa các phương thức vận tải, tạo điều kiện cho hoạt động logistics trong thời gian tới.

Mục tiêu trong năm 2015 Bộ GTVT đặt ra là duy trì thường xuyên công tác kiểm soát tải trọng phương tiện và công tác kiểm tra, kiểm soát, bảo đảm thực hiện nghiêm các quy định về điều kiện kinh doanh vận tải, trật tự an toàn giao thông, kỹ thuật phương tiện và dịch vụ. Tăng cường đầu tư nâng cấp, đổi mới phương tiện, thiết bị xếp dỡ cũ các phương thức vận tải đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển và đường hàng không để tổ chức vận chuyển hành khách, hàng hóa trên các hành lang vận tải chính.

Ưu tiên đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các hạng mục công trình kết cấu hạ tầng, theo đó sẽ huy động mọi nguồn vốn để đầu tư, xây dựng và nhanh chóng hoàn thành và đưa vào sử dụng các hạng mục công trình tập kết hàng hóa. Qua đó nâng cao hiệu quả công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông để kết nối giữa các phương thức vận tải và các công trình tập kết hàng hóa lớn tại các đầu mối vận
tải lớn.

Nghiên cứu phương án thành lập Trung tâm điều phối kết nối các phương thức vận tải để đảm bảo tính thống nhất, liên thông, thuận tiện và hiệu quả cho vận tải đa phương thức.

Tiếp tc thc hin công tác truyn thông chính xác, đy đ, kp thi mi thông tin v quy đnh, cơ chế chính sách có liên quan đến hot đng vn ti hành khách và hàng hóa. Và đc bit là s tiêp tc rà soát, sa đi, b sung h thng văn bn quy phm pháp lut đ phù hp vi đc đim ca hot đng vn ti và tăng cưng tính kết ni gia các phương thc vn ti.

Nguyễn Hùng
6842 views